Khổ vì “mát mặt”

21/02/2018 - 14:20
Có người làm trưởng khoa một bệnh viện lớn ở thủ đô, cả làng, cả xã hễ có người thân đau ốm lại đua nhau lên cậy nhờ. “Đi đêm ắt có ngày gặp ma” khiến mọi người té ngửa: Hóa ra, nhiều khi chỉ vì tình thân muốn “mát mặt” mà tiền mất, tật mang.

“Một người làm quan, cả họ được nhờ”, người dân quê bao đời nay vẫn thường truyền tai nhau như thế. Chân lý ấy hiển nhiên khi nào cũng đúng. Nó cũng chẳng phải nhất nhất  phải có người làm quan, mà hiểu rộng ra người nào làm to thì cả họ được nhờ, rộng hơn nữa trong xã có người làm to thì cả xã được nhờ.

Xã Vân Dương may mắn làm mới có một người không được gọi là làm to, ông là trưởng khoa của một bệnh viện được coi là lớn ở Hà Nội. Mà cái ngành nghề ấy, người làng, người xã ai vướng phải bệnh tật cũng chẳng phải cầu cạnh ông. Mà được cái, đúng là lương y như từ mẫu. Ai nhờ, ông cũng giúp đỡ rất nhiệt tình.

chinh201112616197378_0.jpg
Tình thân không phải lúc nào cũng áp dụng vào thực tế


Thành ra, cứ có bệnh ra Hà Nội đều phải tìm ông đầu tiên. Cũng vì ông là thầy thuốc, lại có chức vụ ở bệnh viện nên ông phán gì thì người thân của bệnh nhân hay người bệnh đều nhất nhất nghe theo.

Mà nói đi cũng phải nói lại, ông cũng không giúp không bao giờ. Tùy mức độ bệnh mà ông đưa ra các mức giá khác nhau. Tiền đó thường chẳng phải biên lai giấy tờ gì, chỉ cần đưa cho ông rồi ông sắp xếp cho mọi việc êm xuôi. Như thế cũng là ân đức lắm rồi. Bởi ngoài việc được ông thu vén cho thì thỉnh thoảng có cô y tá, ông bác sĩ đi qua hỏi han một câu: Người nhà ông A đấy à, thì mát mặt vô cùng.

Nhưng một sự việc khiến hình tượng ông hoàn toàn sụp đổ đó là khi một người làng bị bệnh ra cầu cạnh ông. Xem xong bệnh án, ông phán: Cầm cái này sang bệnh viện A, gặp anh này, đó là người thân của tôi, cứ nói là người nhà tôi là được. Cả gia đình nghe theo. Đến nơi, người đàn ông ở viện sau một hồi chỉ đi các nơi thăm khám thì kết luận: Bệnh này xác định rồi, đưa về nhà lo hậu sự dần đi. Còn bảo người nhà mua một loạt thuốc về uống, may ra kéo dài sự sống được thêm thời gian nữa. Dĩ nhiên, địa chỉ nơi mua thuốc cũng do ông chỉ định.

Đang chán nản định về quê thì một người bà con họ hàng xa nghe tin đến thăm, anh cũng là một bác sĩ. Nghe gia đình kể chuyện, lại xem các loại chiếu chụp, anh bảo: Các bác cứ đến bệnh viện em, còn nước còn tát. Thuốc này toàn thuốc bổ ngoại đắt tiền có giải quyết được gì đâu. Điều trị một thời gian thì người bệnh khỏe như thường.

Chuyện này lan ra, mọi người mới bắt đầu xôn xao lắp ráp các câu chuyện lại. Hóa ra, cũng nhiều người rơi vào cảnh tương tự, có người than thở: Khéo cũng vì tình thân mà hại hầu bao lại mất cả người thân cũng nên.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm