Khoảng 60% người trưởng thành ở Việt Nam chưa bao giờ lấy cao răng

08/01/2019 - 15:01
Cao răng là những cặn cứng bám vào bề mặt răng. Nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây, có đến khoảng 60% người trưởng thành ở nước ta chưa bao giờ lấy cao răng. Trong số đó, 30% có ý định đi lấy cao răng lần đầu nhưng chưa biết phải lưu ý những gì.
Những yếu tố hình thành cao răng
 
Cao răng là hình thành do sự vôi hóa của mảng bám răng với các muối vô cơ trong nước bọt, muối canxi cacbonat photphat cùng với sự tích tụ của vi khuẩn trong môi trường miệng, đặc biệt có cả sự lắng đọng các huyết thanh ở trong máu.
 
 
Quá trình hình thành của cao răng là sau khi ăn khoảng 15 phút, sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bờ mặt răng. Nếu như màng này không được làm sạch thì các vi khuẩn sẽ tích tụ lại và dày lên thành mảng bám. Từ mảng bám này, các chất vô cơ ở trong nước bọt lắng đọng và hình thành nên cao răng.
 
Cao răng bám trên bề mặt răng hoặc cũng có trường hợp nằm dưới lợi thì với các phương pháp làm sạch thông thường như chải răng, súc miệng khó có thể làm sạch hoàn toàn được. Như vậy, cần phải nhận thức rõ ràng việc nếu chỉ có chải răng và dùng các nước súc miệng thông thường thì không thể nào hoàn toàn làm sạch được cao răng.
 
Bằng mắt thường không thể nhìn rõ các mảng bám, đây chỉ là lớp màng vi khuẩn rất mỏng, thường chỉ phát hiện bằng chất chỉ thị màu. Khi ngậm chất chỉ thị màu để súc miệng, màu bị biến đổi thì mới có thể nhìn rõ.
 
Phân biệt mảng bám và cặn bám
 
Theo TS.BS nha khoa Nguyễn Phú Hòa, cặn bám chỉ là mảnh nhỏ hay mảnh vụn thức ăn, bám trên bề mặt thức ăn chứ không phải mảng bám. Mảng bám sẽ bám rất chặt vào bề mặt răng và chỉ là màng vi khuẩn rất mỏng.
 
laycaorang.jpg
Lấy cao răng nên định kì 6 tháng đến 1 năm/lần

 

Việc lấy cao răng không phải nguyên nhân gây ra sự ê buốt của răng như nhiều người nhầm tưởng. Ở Việt Nam, nhiều người để cao răng quá lâu rồi mới đi lấy chứ không đi lấy định kỳ giống các nước phát triển từ 3 đến 6 tháng. Khi để quá lâu như vậy, đến lúc lấy có thể sẽ làm hở cổ răng, ngày sau lấy bệnh nhân có thể bị ê buốt. Nhưng sau đấy sẽ hết nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
 
Lợi ích của việc lấy cao răng
 
Cao răng là một yếu tố gây bệnh, nên việc lấy cao răng là chỉ có lợi chứ không hề có hại. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lấy đúng cách.
 
Răng bị đổi màu do hút thuốc, uống nước chè, cà phê lâu ngày gọi là đổi màu răng do yếu tố ngoại lai, là những trường hợp có thể tẩy trắng răng dễ dàng hơn so với các nguyên nhân khác.
 
Khuyến cáo của bác sĩ là nên phòng bệnh sâu răng. Nếu đã bị sâu răng thì cần được phát hiện và điều trị sớm sẽ tốt hơn. Không nên để muộn vì những dấu hiệu của sâu răng là có những đốm đen trên răng, có thể vào sâu hơn khiến viêm tủy. Từ viêm tủy lại gây ra các bệnh lý khác nặng nề hơn.
 
Những nguy cơ về sức khỏe răng miệng
 
Cao răng hay mảng bám thì thành phần chính là vi khuẩn. Vi khuẩn trong miệng có những loại có lợi và loại có hại. Nhưng thành phần trong cao răng là vi khuẩn có hại, nếu không sớm loại bỏ cao răng có thể gây ra các bệnh lý như sâu răng, nha chu, viêm lợi.
 
Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn. 1g cao răng chứa khoảng 200–300 triệu vi khuẩn mà phần lớn là vi khuẩn có hại. Do đó, cao răng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nguy hiểm như viêm răng, viêm nha chu, sâu răng. Khi vi khuẩn tác động đến nướu sẽ gây tụt nướu, lộ chân răng, lâu ngày có thể khiến răng lung lay, thậm chí tiêu xương.
 
Ngoài ra, cao răng còn là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm mạc miệng, bệnh về máu, tim mạch.
 
Phương pháp để lấy cao răng
 
Hiện nay, phương pháp để lấy cao răng phổ biến là máy siêu âm. Ngoài ra, còn có thể lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay, với chi phí thấp nhưng việc lấy cao răng ở dưới lợi khó hơn, cũng có thể dẫn đến nguy cơ dụng cụ cầm tay làm hại men răng. Có thể dùng phương pháp thổi cát sẽ khiến những mảng bám cao răng sẽ được làm sạch và ngăn ngừa các tác hại xấu do chúng gây ra. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm