Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao!

Kim Phụng
02/03/2021 - 13:00
Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao!
Với những người bị dị ứng theo mùa thì dị ứng mùa xuân với các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi hay chảy nước mắt cũng không còn quá xa lạ.

Chứng dị ứng mùa xuân có thể xảy ra với những người bị dị ứng theo mùa. Tùy vào từng dị nguyên tiếp xúc và tần suất mà mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng dị ứng mùa xuân tới sức khỏe là khác nhau.

1. Nguyên nhân và cơ chế gây dị ứng mùa xuân

Tác nhân gây dị ứng mùa xuân lớn nhất là phấn hoa. Bụi từ cây cối, cỏ dại hay các hạt ô nhiễm nhỏ bé lẫn vào trong không khí. Một khi đi chúng bị người có tiền sử dị ứng hít pơhair sẽ gây ra các phản ứng của hệ miễn dịch.

Hệ miễn dịch của người bị dị ứng mùa xuân sẽ nhận diện nhầm phấn hoa là một dạng xâm nhập "nguy hiểm", từ đó giải phóng ra các kháng thể tấn công vào những "dị nguyên gây dị ứng" này. Nói cách khác, lúc này histamine được cơ thể giải phóng vào máu và gây ra các phản ứng thường gặp như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt,...

Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao! - Ảnh 2.

Phấn hoa là nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng mùa xuân (Ảnh: Internet)

Nhìn chung, những dị nguyên (nguyên nhân) gây dị ứng mùa xuân có thể kể đến như:

- Các loại phân bón hữu cơ từ cây cối

- Cỏ dại

- Nấm mốc

- Bụi bẩn, ô nhiễm

- Các sản phẩm làm đẹp

- Phấn hoa (điển hình nhất và phổ biến nhất).

2. Những triệu chứng dị ứng mùa xuân thường gặp

Khi histamine được cơ thể giải phóng vào máu sẽ gây ra các dấu hiệu dị ứng bao gồm:

- Sổ mũi

- Chảy nước mắt

- Hắt hơi (hắt xì)

Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao! - Ảnh 3.

Triệu chứng phổ biến thường là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt (Ảnh: Internet)

- Ho khan

- Ngứa mắt, ngứa mũi

- Một số có thể xuất hiện quầng thâm dưới mắt.

Trong thời điểm COVID-19 vẫn còn nhiều lo lắng như hiện tại thì bạn cũng cần Phân biệt các dấu hiệu của COVID-19, dị ứng hay cảm cúm khác nhau như thế nào.

Khi nào thì cần tới bệnh viện?

Khi bị dị ứng mùa xuân, nếu như có các biểu hiện như sưng môi, phù mặt, khó thở, người bệnh cần phải được chuyển tới bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để can thiệp sớm.

3. Phương pháp chẩn đoán

Đầu tiên, để kiểm tra xem bạn có đang bị dị ứng mùa xuân hay không bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số kiểm tra liên quan tới da, bao gồm:

- Kiểm tra tại chỗ: chích 1 mô nhỏ trên cánh tay rồi nhỏ chất gây dị ứng lên bề mặt vết chích

- Tiêm chất gây dị ứng được pha loãng vào dưới cánh tay hoặc lưng.

Kết quả kiểm tra nếu như thu được một vết sưng đỏ nhỏ thì bạn đã bị dị ứng với chất mà bác sĩ tiêm vào.

Đôi khi, xét nghiệm máu cũng là một dạng xét nghiệm kiểm tra dị ứng.

4. Phương pháp điều trị dị ứng mùa xuân kê đơn và không kê đơn

Có nhiều loại thuốc có thể làm dịu lại các triệu chứng dị ứng bao gồm:

4.1. Thuốc kháng histamine

Đây là một loại thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị dị ứng nói chung và dị ứng mùa xuân nói riêng.

Mục đích của thuốc kháng histamine là giảm nhẹ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ngứa nhờ cơ chế giảm lượng histamine mà hệ miễn dịch đã giải phóng vào máu.

Về Ưu nhược điểm hay tác dụng phụ của thuốc kháng histamine trong điều trị triệu chứng dị ứng bạn cũng cần nắm rõ.

Trong hướng dẫn của Trường Cao đẳng Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI) đã khuyến cáo, Tránh dùng thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như diphenhydramine (benadryl) và chlorpheniramine (chlor-trimeton), vì chúng có thể gây buồn ngủ và các triệu chứng như khô miệng, khô mắt và táo bón.

Thay vào đó, nên dùng các loại thuốc không hoặc ít gây ngủ như cetirizine (zyrtec), levocetirizine (xyzal), fexofenadine (allegra allergy), loratadine (claritin) hoặc desloratadine (clarinex).

4.2. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi có tác dụng co các mạch máu trong mũi để giảm tình trạng ngạt mũi và sưng niêm mạc mũi.

Lưu ý, bác sĩ có thể chỉ định bạn kết hợp thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi để kết hợp tác dụng của hai loại thuốc này.

Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao! - Ảnh 4.

Thuốc thông mũi có thể được chỉ định dùng cùng với thuốc kháng histamine để kết hợp tác dụng (Ảnh: Internet)

- Thuốc thông mũi dạng xịt giúp giảm ngạt mũi và thông mũi nhanh hơn so với đường uống và không gây ra một số tác dụng phụ

- Thuốc xịt mũi stteroid cũng giúp làm dịu vùng viêm mũi và là phương pháp điều trị ban đầu được nhiều người dùng.

ACAAI cũng đưa ra khuyến cáo đối với corticosteroid dạng hít như fluticasone, mometasone, budesonide và triamcinolone… là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Trong trường hợp bạn gặp phải các dấu hiệu dị ứng mùa xuân kéo dài. Theo ACAAI, chúng corticosteroid thậm chí có thể giảm các triệu chứng mắt kèm theo.

Hướng dẫn chỉ ra rằng thuốc thông mũi pseudoephedrine có thể giúp giảm tình trạng ngạt mũi nhưng đây lại là thành phần chính trong methamphetamine (meth).

Do vậy mà pseudoephedrine chỉ dùng theo đơn mà bác sĩ kê. Pseudoephedrine có nhiều tác dụng phụ, cụ thể như mất ngủ, chán ăn, tim đập nhanh… Không nên dùng cho phụ nữ mang thai, ACAAI cảnh báo thêm.

4.3. Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng chảy nước mắt và giảm ngứa. Có cả thuốc kê đơn và không kê đơn.

4.4. Điều trị theo đơn thuốc

Ngoài các loại thuốc không kê đơn thì tùy vào mức độ nặng nhẹ tình trạng dị ứng của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc cần kê đơn. Hay các phương pháp tiêm ngừa dị ứng hay viên nén trị liễu hệ miễn dịch dưới lưỡi.

Nhiều loại thuốc steroid cũng có sẵn theo đơn.

Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao! - Ảnh 5.

Không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)

Liệu pháp miễn dịch có thể cung cấp cho bạn một lượng các chất gây dị ứng tăng dần cho tới khi, cơ thể của bạn có thể thích nghi hơn với các chất gây dị ứng này. Phương pháp điều trị này có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng trong thời gian dài hơn so với dùng thuốc dị ứng.

Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch không phải đều phù hợp với tất cả mọi người. Thậm chí, có người có thể ngăn chặn phản ứng dị ứng lên tới một vài năm.

4.5. Phương pháp hỗ trợ điều trị dị ứng mùa xuân tự nhiên

Liệu rằng bạn có đang thắc mắc, có phương pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên nào không? Câu trả lời là có.

Rửa mũi thường xuyên với nước ấm với dung dịch hòa tan khoảng 1/4 thìa cafe muối chuyên dụng có thể giúp làm sạch chất nhầy trong mũi và hỗ trợ thông xoang hiệu quả.

Khi rửa mũi, tốt nhất bạn nên sử dụng bình bóp hay loại bình rửa có vòi (có thể mua ở hiệu thuốc). Nước dùng để rửa mũi thì cần nước sạch đã đun sôi, nước cất hoặc vô trùng.

Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao! - Ảnh 6.

Rửa mũi đúng cách bằng các thiết bị rửa có vòi (Ảnh: Internet)

Một điều quan trọng nữa là đừng quên làm sạch dụng cụ vệ sinh mũi sau mỗi lần sử dụng và để nó ở nơi khô ráo trong nhà.

Đối với các sản phẩm thảo dược hỗ trợ, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi có ý định sử dụng bất kì sản phẩm nào.

5. Lưu ý khi điều trị dị ứng mùa xuân

Mặc dù một số loại thuốc điều trị dị ứng mùa xuân có thể tự mua mà không cần kê đơn nhưng tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình trước khi dùng để đảm bảo bạn đang chọn đúng loại thuốc.

Một vài loại thuốc kháng histamine có thể gây ra buồn ngủ nên hãy cẩn thận nếu như muốn dùng vào ban ngày.

Và nếu như muốn dùng kéo dài, cũng đừng chủ quan mà nên hỏi bác sĩ sớm.

6. Phòng tránh dị ứng mùa xuân như thế nào?

Ngoài việc phát hiện và tránh xa các tác nhân gây dị ứng mùa xuân bằng các thiết bị che chắn, bảo hộ như đeo khẩu trang, kính mắt,.. khi ra ngoài hay đóng cửa sổ khi về nhà vào những ngày gió mùa mạnh,..

Không chỉ xảy ra vào mùa thu, dị ứng mùa xuân cũng khiến nhiều người lao đao! - Ảnh 7.

Đừng quên dọn dẹp nhà cửa để có không gian sống sạch sẽ không bụi bẩn và nấm mốc (Ảnh: Internet)

Thì việc vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp sạch sẽ bụi bẩn cũng giúp bạn có được một lá phổi khỏe mạnh. Thảm trải sản, ga giường, vỏ gối, rèm cửa,... là những nơi dễ tích tụ bụi bặm và nấm mốc cần được dọn dẹp đều đặn hàng tuần bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.

Nguồn dịch: https://www.webmd.com/allergies/spring-allergies#:~:text=The biggest spring allergy trigger,send the body's defenses haywire.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm