pnvnonline@phunuvietnam.vn
Không dùng muối và giấm, rửa lòng già lợn bằng nguyên liệu này 5 phút sạch bong, hết mùi hôi
Lòng già là một trong nhưng bộ phận nội tạng của lợn, hơi nặng mùi nhưng lại được nhiều người yêu thích. Lòng già thường được chế biến thành các món nhậu lại rai như xào, luộc, nướng... mà món nào cũng ngon và hấp dẫn. Thích lòng già như vậy nhưng nhiều người ngại mua về chế biến vì khâu làm sạch lòng rất mất thời gian lại không hề đơn giản. Nhiều người còn phàn nàn không hiểu vì sao mình sơ chế mãi nhưng lòng già vẫn còn mùi hôi khó chịu.
Đầu bếp cho biết, nguyên nhân mọi người sơ chế lòng già mãi vẫn không hết hôi là do sử dụng muối và giấm. Thực tế, để làm sạch lòng già cần đến nguyên liệu khác. Đó chính là bột mì. Ngoài ra có thể sử dụng thêm hành lá hỗ trợ, tăng mùi thơm cho lòng già.
Vậy cách làm sạch lòng già với bột mì như thế nào, bạn có thể tham khảo phương pháp dưới đây của đầu bếp:
Đầu tiên, chúng ta cho lòng già vào nước sạch rửa sơ qua, sau đó lộn mặt ngoài của lòng già ra (thực ra phần có mỡ mới là phần bên ngoài của lòng già).
Chúng ta có thể thấy có mỡ béo và một lớp màng dính trên bề mặt của lòng già sau khi lộn ra. Nói chung là không cần bóc lớp màng này. Nếu bạn thích ăn lòng già sạch không béo thì bóc phần mỡ đi, nếu bạn thích ăn lòng già béo thì để phần mỡ lại.
Sau đó cho nửa muôi bột mì vào, nhào phần lòng già với bột mì khoảng 2-3 phút, để các hạt nhỏ trong bột ngấm vào lòng già. Trong quá trình chà xát, các hạt bột mì có thể loại bỏ chất nhầy ở lòng già - nguyên nhân gây ra mùi hôi đặc trưng của lòng già.
Sau khi bóp bột lần đầu, chúng ta rửa sạch lòng già, sau đó lộn ra mặt ban đầu của lòng già, rồi cho nửa muôi bột mì vào nhào đều.
Chúng ta đều biết bên trong lòng già tiếp xúc trực tiếp với phân lợn, sau khi lộn ra thì có mùi hôi tanh nồng hơn. Lúc này chúng ta cho thêm một nắm lá hành lá vào chà xát mạnh với lòng già khoảng 2-3 phút để giúp khử mùi tanh hôi đặc trưng của nó. Sau đó đem rửa sạch lòng với nước cả bên trong lẫn bên ngoài.
Lòng già chà xát với bột mì và hành lá sau 2 lần rửa này rất sạch, màu trong mờ và bóng, chất nhầy và mùi tanh bám trên bề mặt lòng già đã được loại bỏ, bạn có thể yên tâm đem chế biến thành các món ăn mình thích rồi.
Nhiều người gợi ý dùng rượu để rửa lòng già với bột mì cũng rất tốt. Rượu có tác dụng khử mùi tanh hôi, khử trùng nên cũng khử được mùi tanh của lòng già. Do đó bạn cũng có thể sử dụng thêm rượu tùy ý nhé!
Chúc các bạn thành công!