pnvnonline@phunuvietnam.vn
Không muốn nội tạng bị lão hóa sớm, nhất định phải từ bỏ những thói quen xấu này
1. Không muốn tạo gánh nặng cho tim - hãy bỏ thói quen ăn quá nhiều
Bạn thường nghe nói rằng "ăn đủ chất, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh". Tuy nhiên, ăn quá no thực ra lại rất có hại cho tim.
BS Jiang Xinghua, trưởng khoa tim mạch của bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Nam Xương, đã nhắc nhở trên Health Times vào năm 2019 rằng: Ăn quá nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu đạm và chất béo sẽ rất khó tiêu hóa, khiến bụng chướng lên và không thoải mái. Hơn nữa, ăn quá nhiều khiến vị trí của cơ hoành được nâng lên, do đó hạn chế sự co bóp và thư giãn bình thường của tim, làm tăng gánh nặng cho tim.
Khi tiêu hóa thức ăn, máu của toàn bộ cơ thể đều tập trung ở ống tiêu hóa khiến lượng máu cung cấp cho mạch vành càng không đủ. Điều này dễ gây ra những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và thậm chí là nhồi máu cơ tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng.
2. Không muốn thận hư - bớt ăn canh hoặc súp ninh nhừ
BS Yu Xueqing, trưởng khoa Thận của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông, đã chỉ ra trong một bài báo trên Health Times vào năm 2019 rằng: Ăn quá nhiều canh hoặc súp ninh nhừ có mối liên hệ nhất định với các bệnh ở thận.
Thời gian ninh quá lâu làm cho hàm lượng purin trong súp rất cao. Ăn nhiều purin dễ dẫn đến tăng axit uric máu, không chỉ gây ra cơn gút cấp mà còn gây hại cho thận và tim mạch.
Ngoài ra, nước canh từ nguyên liệu gồm gà, vịt, xương heo và các loại thịt khác rất giàu đạm. Nếu ăn hàng ngày sẽ làm tăng gánh nặng cho thận vì thận phải thực hiện việc thải lọc nhiều hơn.
3. Không muốn ung thư phổi - đừng hút thuốc
Zhi Xiuyi, chuyên gia chính về phẫu thuật lồng ngực và bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Xuanwu thuộc Đại học Y Trung Quốc, cho biết tại một sự kiện năm 2018 rằng hút thuốc là yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư phổi cao. Các vấn đề về phổi hoặc các bệnh mãn tính khác do hút thuốc có thể không xuất hiện ngay mà sau 20-10 năm mới phát triển.
Hội nghị thường niên về ung thư học lâm sàng Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng hút thuốc có liên quan mật thiết đến ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào vảy và hơn 95% ung thư phổi tế bào nhỏ có liên quan đến hút thuốc. Hơn 80% trường hợp tử vong do ung thư phổi là do hút thuốc lá.
4. Không muốn hại gan - đừng tự ý dùng thuốc bảo vệ gan
Có người không có biểu hiện gì của bệnh gan nhưng lại thích uống thuốc bảo vệ gan lâu dài. Họ cho rằng chỉ cần uống thuốc thì chắc chắn có lợi mà không hại. Thực tế, một số nhà sản xuất cũng cho rằng dùng một lượng nhỏ thuốc bảo vệ gan có thể ngăn chặn hiệu quả virus viêm gan xâm nhập vào cơ thể người và có tác dụng phòng bệnh.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Health Times vào năm 2013, Zhu Limin, bác sĩ trưởng của Trung tâm Gan mật, Tụy và Lách thuộc Trung tâm Y tế Đặc biệt, nói rằng việc dùng thuốc bảo vệ gan mà không cần dùng đến thuốc thậm chí có thể làm tăng gánh nặng cho gan.
Zhu Limin giải thích rằng gan đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là giải độc cho cơ thể con người. Mặc dù các loại thuốc bảo vệ gan nói chung không gây tổn thương cho gan nhưng tự ý dùng các loại thuốc không cần thiết mà không có lời khuyên của bác sĩ cũng giống như việc khiến gan phải nhận thêm nhiệm vụ giải độc không cần thiết và làm tăng gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Ngoài ra, dù là tự ý dùng bất kì loại thuốc nào không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ tăng gánh nặng không kém cho gan. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc.
5. Không muốn làm chậm nhu động ruột - tránh ít vận động
Vào năm 2018, Wang Wenling, bác sĩ trưởng khoa ung thư bụng của bệnh viện ung thư Quý Châu, cho biết trong một bài báo trên Health Times rằng ngày càng có nhiều người quen với việc ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Chất có hại trong ruột kết và kích thích niêm mạc ruột, cộng với lưu thông máu kém trong khoang bụng, xương chậu và vùng bụng của những người ít vận động, sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của hàng rào miễn dịch ruột, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
6. Không muốn làm tổn thương bàng quang - đừng cố nhịn tiểu
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc nhịn tiểu là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Năm 2013, BS Shan Zhongjie, trưởng khoa Tiết niệu của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu (Trung Quốc) đã chỉ ra trong một bài báo trên Health Times rằng thường xuyên nhịn tiểu có nhiều khả năng bị viêm bàng quang.
Việc kìm hãm nước tiểu sẽ khiến bàng quang bị đầy trong thời gian dài. Điều này sẽ làm giảm độ đàn hồi của thành bàng quang và làm mờ các cơ quan thụ cảm trên bàng quang. Lúc này, lực co bóp của bàng quang đã giảm xuống sẽ dẫn đến lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu sẽ tăng lên và xảy ra hiện tượng bí tiểu.
Số lần đi tiểu giảm, chất thải chuyển hóa không kịp đào thải ra ngoài rất dễ gây viêm bàng quang, thậm chí là ung thư bàng quang. Hơn nữa, áp lực trong bàng quang tăng lên sau khi giữ lại nước tiểu và vi khuẩn dễ dàng đi lên theo niệu quản, gây viêm bể thận.