Khi sự nghiệp của bạn thăng tiến, cảm giác đó thực sự thật tuyệt vời. Thay vì chỉ vui vẻ tận hưởng toàn bộ khoản tiền mình kiếm được, quan trọng hơn bạn cần phải tạo ra một thói quen tài chính giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
Bằng cách xác định mục tiêu, vạch ra kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cụ thể, bạn sẽ tự tin hơn trong việc tận hưởng thành quả của ngày hôm nay và lên kế hoạch cho một tương lai tươi sáng.
Kiếm tiền là việc rất khó. Tuy nhiên làm thế nào để kiểm soát tiền lại càng khó hơn. Dưới đây là 3 lời khuyên hữu ích giúp bạn kiểm soát số tiền của mình đồng thời giúp bạn tận hưởng khoản tiền của mình một cách trọn vẹn hơn.
1. Hình dung tương lai của bản thân
Nếu bạn không đặt ra một mục tiêu cho bản thân, bạn sẽ không biết phải làm gì với số tiền của mình. Bạn muốn mua một chiếc xế hộp? Bạn muốn đi du lịch? Bạn muốn dành tiền cho con cái? Hay bạn muốn dành một phần thu nhập để làm từ thiện? Mục tiêu của bạn sẽ điều hướng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn.
Một khi bạn đã tìm ra được điều quan trọng với mình, bạn sẽ có thể bắt đầu sử dụng ngân sách của mình dựa vào mục tiêu đó.
2. Phung phí và tận hưởng ‘một phần’
Trong khi điều quan trọng là bạn phải dành dụm cho tương lai thì có một điều quan trọng không kém đó là bạn phải chi tiêu cho chính bản thân mình. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã vạch ra một giới hạn rõ ràng.
Nếu bạn là người có xu hướng chi tiêu tiền quá đà, hãy cho mình một khoản trợ cấp cụ thể hàng tuần chứ không phải là hàng tháng.
3. Hãy để tiết kiệm trở thành thói quen
Bắt đầu tiết kiệm với một tỷ lệ nhỏ thu nhập của bạn. Theo thời gian hãy tăng tỷ lệ đó lên, ít nhất là mỗi năm tăng lên một ít. Đến một thời điểm bạn sẽ nhận được một khoản tiền lớn đến mức bạn cũng chẳng thể ngờ đến.
Nếu bạn chưa có một khoản tiết kiệm như vậy, hãy lập ra một quỹ phòng trường hợp khẩn cấp. Mỗi khoản tiền tiết kiệm nên được dành dụm trong ít nhất là 6 tháng. Nếu bạn chưa tiết kiệm một khoản cho kế hoạch hưu trí, bây giờ cũng là lúc để bạn nghĩ đến nó.
Bạn nên lập ra những mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ví dụ như trong hè này, bạn muốn tiết kiệm để có một kỳ nghỉ hè bên bạn bè và người thân. Hoặc trong khoảng 20 đến 30 năm tới, bạn muốn tiết kiệm để mua một căn nhà. Từ đó bạn có thể xây dựng một kế hoạch tiết kiệm cụ thể với tỷ lệ cân đối để giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn.