Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo

PHAN
13/08/2022 - 21:42
Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo
Nếu như xét về khả năng săn mồi và sự nguy hiểm, đương nhiên cá heo không thể vượt qua cá mập. Vậy thì tại sao cá mập ít khi tấn công cá heo?

Ai cũng biết cá mập là sát thủ đại dương. Trong mắt con người, cá mập là loài động vật hung tợn sở hữu hàm răng sắc nhọn, kỹ năng săn mồi "có 1-0-2". 

Có thể nói, cá mập không hề sợ hầu hết sinh vật sống dưới biển, là bá chủ của vùng nước rộng lớn. Tuy nhiên, "vị đại vương" dưới nước này phải chấp nhập quay đầu bơi đi chỗ khác khi một loài xuất hiện. Đó chính là cá heo!

"Phản diện" và "chính diện" của đại dương

1. Cá mập gắn liền với hình ảnh độc ác, xấu xa

Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo, nguyên nhân ít ai ngờ! - Ảnh 1.

Cá mập là sát thủ hoàn hảo với hàm răng sắc nhọn, cơ hàm mạnh mẽ và kỹ năng săn mồi siêu hạng với tốc độ bơi cực nhanh. Đặc biệt là cá mập trắng, chúng có thể ngoạm đứt mảnh tàu thuyền một cách dễ dàng.

Hơn hết, cá mập sở hữu cơ quan cảm nhận mùi vị vô cùng nhạy cảm. Cá mập có cảm giác mùi vị hay hệ thống khứu giác cao hơn hàng trăm lần so với con người. Lỗ mũi của chúng nằm dưới mõm, chỉ được dùng để ngửi chứ không phải dùng để thở. Chúng có khả năng phát hiện một lượng nhỏ các hợp chất khác nhau trong nước.

Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo, nguyên nhân ít ai ngờ! - Ảnh 2.

Ngoài ra, cá mập còn có một vũ khí bí mật khác, được xem là giác quan thứ 6 giúp loài vật này trở thành kẻ săn mồi kinh hoàng. Đó chính là những lỗ nhỏ li ti nằm ở hai bên đầu. Chúng cho phép cá mập cảm nhận được trường điện từ, từ đó định vị chính xác được con mồi ngay cả trong bóng tối, vùng nước âm u hay thậm chí là cả khi con mồi ẩn mình dưới lớp cát.

Sự đáng sợ của cá mập còn được con người đưa vào phim ảnh, khiến loài vật này trở thành một sự tồn tại không thể tiếp cận.

2. Cá heo - loài vật thông minh và thân thiện

Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo, nguyên nhân ít ai ngờ! - Ảnh 3.

Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo, nguyên nhân ít ai ngờ! - Ảnh 4.

Những ai đi thủy cung cũng biết, cá heo là loài động vật vô cùng thú vị. Chúng rất thân thiện với con người, thích "cười", sở hữu trí thông minh vượt trội khiến ai cũng phải trầm trồ. 

Được biết, một chú cá heo trưởng thành có IQ như một đứa trẻ tầm 6-10 tuổi.

Cá heo tụ tập theo bầy. Chúng còn có thói quen bảo vệ những loài động vật yếu hơn khi gặp nguy hiểm, thậm chí còn cứu người gặp nạn.

Do đó, cá heo là sự hiện diện của thánh thiện đầy đáng yêu trong mắt con người, đặc biệt là trẻ em.

Vì sao cá mập gặp cá heo thường tránh đi?

Nếu như xét về khả năng săn mồi và sự nguy hiểm, đương nhiên cá heo không thể vượt qua cá mập. Vậy thì tại sao cá mập ít khi tấn công cá heo?

- Cá heo có phần mõm nhọn và mạnh mẽ. Thậm chí một con cá heo trưởng thành có thể đâm thủng cơ thể của cá mập lớn. 

Bạn đừng quên rằng cá heo là loài động vật rất thông minh. Chúng có thể biết các điểm yếu trên người đối phương (ví dụ như phần da mỏng nhất, phần cơ thể dễ bị tổn thương nhất...), và rồi giáng đòn chí mạng. 

Chỉ cần phát hiện được sự nguy hiểm, dù là nhỏ nhất, cá heo sẽ chạy trốn ngay lập tức hoặc là mạnh mẽ tấn công. Sự linh hoạt của cá heo chắc chắn hơn hẳn cơ thể to lớn như cá mập.

- Cá heo thường sống theo bầy đàn, còn cá mập sống đơn lẻ. 

Cá heo nổi tiếng với chiến thuật săn mồi tập thể. Hình ảnh bầy cá heo cùng tấn công đàn cá nhỏ quá đỗi bình thường với những ai yêu thích thế giới đại dương.

Bầy cá heo lùa đàn cá nhỏ vào vòng tròn. Vài con xông vào bắt cá, những con khác ở ngoài chịu trách nhiệm chặn đứng đường tẩu thoát của cá nhỏ.

Chắc chắn cá mập "thân ai thế cô" sẽ bị choáng ngợp trước khí thế bơi nhanh như vũ bão của đàn cá heo. 

Trong tình thế nguy hiểm, cá heo có thể áp dụng chiến thuật tập thể với cá mập. Chúng sẽ vây quanh cá mập như đang săn đàn cá nhỏ. Song, cá heo không bao giờ tấn công trước vì sự đề phòng. Đến khi cá mập chịu bỏ cuộc bơi đi thì đàn cá heo mới "thu hồi đội hình".

Hơn nữa, tiếng kêu của cá heo có tác dụng kêu gọi bầy đàn. Một đàn cá heo cùng kêu đinh tai nhức óc thì "kẻ trầm tĩnh" như cá mập khó lòng chịu nổi.

Song, cá mập có sợ cá heo không? Câu trả lời là không! 

Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo, nguyên nhân ít ai ngờ! - Ảnh 8.

Lạ đời cá mập mệnh danh sát thủ đại dương lại bơi tránh đi khi gặp cá heo, nguyên nhân ít ai ngờ! - Ảnh 9.

Đơn giản vì cá heo không phải con mồi ưa thích của cá mập, vậy nên tấn công là việc thừa thãi. 

Cũng giống như "nước sông không phạm nước giếng". Cá mập và cá heo là hai loài động vật sống dưới biển thuộc trường phái khác nhau. Nhiều người còn ví rằng, cá mập không tấn công cá heo là biểu hiện của sự tôn trọng giữa kẻ ác của đại dương và kẻ thiện của biển cả.

Tuy nhiên, nếu quá đói và khan hiếm thức ăn, cá mập vẫn có thể tấn công cá heo để lấp bụng. Trường hợp tấn công thành công xảy ra cao hơn đối với những con cá heo bơi lạc đàn.

(Nguồn: Sohu)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm