pnvnonline@phunuvietnam.vn
Lần đầu làm cha mẹ: Khó vì nuôi con hay vì điều gì khác?
Hóa ra áp lực làm cha mẹ là vấn đề toàn cầu. Quay trở lại Việt Nam, những áp lực đang đè nặng lên hành trình nuôi dạy con của cha mẹ Việt là gì và đến từ đâu? Bài viết này sẽ phần nào trả lời được câu hỏi ấy và nói thay nỗi lòng của các bậc phụ huynh nhất là những ai lần đầu làm cha mẹ.
Nuôi con không khó, khó vì những áp lực tưởng "vô hình" nhưng "hữu hình"
Cùng nghe câu chuyện của chị Tô Hồng Vân để biết chúng ta - những người làm cha mẹ lần đầu không cô đơn. Chị Vân hiện là nhà báo, nhà văn thiếu nhi sống ở TP.HCM, đồng thời là mẹ của ba con gái và nổi tiếng với cách nuôi dạy con thật sự đặc biệt và thú vị.
Đầu tiên, chị Hồng Vân đã chỉ ra, ở Việt Nam, gia đình thường vận hành với mô hình 4-2-1, xoay quanh 1 em bé là cha mẹ và ông bà nội ngoại 2 bên. Mô hình này không hoàn toàn chỉ có khuyết điểm, các ông bố, bà mẹ trẻ cũng nhận được sự hỗ trợ lớn để sớm quay lại với công việc khi có sự trợ giúp, yêu thương của ông bà. Nhưng với những hoang mang, lo lắng vốn đã hiện hữu của người làm cha mẹ thì những ý kiến (đa phần là trái chiều) từ những người thân xung quanh là một áp lực vô cùng lớn và khó vượt qua.
Tự nhận việc nuôi dạy con của mình cũng đã từng rơi vào áp lực vô hình đến từ môi trường bên ngoài và từ chính cha mẹ mình, chị Hồng Vân nhớ lại:
"Có lẽ là một phần do gene của mẹ, cả 3 bé nhà Vân đều thuộc tạng người ít bụ bẫm và vì thế, mỗi khi gặp người thân, họ hàng, việc phải nhận những lời nhận xét về ngoại hình con là khó tránh khỏi, từ những câu bông đùa tưởng vô hại đến những lời trách vì xót cháu. Việc nuôi dạy con cũng có cảm giác như mình đang "đẽo cày giữa đường", nghiêm quá cũng không ổn, thoải mái quá cũng không được ủng hộ hoàn toàn.
Hay, bản thân Vân luôn cảm thấy cực kì khó khăn để cân bằng được giữa việc "tạo khoảng không cho con phát triển tự do" và "giữ khuôn khổ để con có những cư xử đúng mực". Khuôn phải đủ rộng để con không có cảm giác bị gò ép, bí bức, nhưng phải đủ vững, đủ chặt để giữ được sự an toàn cho con. Thú thật, vẫn luôn có những giai đoạn Vân sợ mình sai".
Từ kinh nghiệm của mình, chị Hồng Vân nhận ra nuôi con không khó mà khó vì phải "nuôi" cái tôi của tất cả mọi người trong cách dạy con, dạy cháu. Giải pháp duy nhất có lẽ là tập đối thoại. Cha mẹ nên bao dung, hiểu và cảm thông với góc nhìn của những người thân yêu vì tất cả cùng đang yêu một em bé. Ngược lại, cũng đừng bắt người làm cha mẹ phải nhịn, lùi bước, thỏa hiệp, có như vậy hành trình nuôi dạy con sẽ được hạnh phúc trọn vẹn.
Nestlé đồng hành cùng cha mẹ để hành trình nuôi con dễ dàng hơn
Lần đầu tiên, Nestlé công bố các chỉ số về nuôi dạy con thời hiện đại mang tên The Parenting Index (TPI) - chỉ số đầu tiên xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con trên khắp thế giới và được thực hiện độc lập bởi Kantar.
Đây là một phần trong những nỗ lực của Nestlé hỗ trợ các gia đình nuôi dạy con trong 1000 ngày đầu đời và cũng là một bước nằm trong chiến lược Làm cha mẹ hiện đại – The Nestlé Parenting Initiative nhằm giúp cho các bậc cha mẹ xác định những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới việc nuôi dạy trẻ để từ đó tìm ra phương hướng vượt qua những trở ngại này.
Nói về chỉ số này, chị Hồng Vân cho biết: "Vân đặc biệt chú ý đến 2 chỉ số trên 70%: 74% cha mẹ chọn công việc linh hoạt về thời gian để có thời gian nuôi dạy con và 73% cha mẹ tin rằng mình đã trang bị đủ mọi thứ để có thể đưa ra những quyết định nuôi dạy con. 2 chỉ số này cho thấy sự may mắn của các em bé thế hệ hiện đại khi bố mẹ không chỉ có sự tự tin về kiến thức, vật chất mà còn chủ động đặt việc nuôi dạy con là danh mục ưu tiên.
Bên cạnh đó, các chỉ số về áp lực cũng là một thông tin rất nên được công bố rộng rãi. Các chỉ số này cho các ông bố bà mẹ hiện đại một lời khẳng định là những khó khăn bạn đang gặp phải, những điều bạn đang vật lộn và chưa có câu trả lời hoàn toàn không phải là vấn đề của riêng bạn, không phải vì bạn không có năng lực, nó là những băn khoăn hết sức bình thường mà ông bố, bà mẹ nào cũng phải trải qua. Cảm ơn Nestlé đã tạo nên nghiên cứu này!".
Nestlé sẽ cập nhật chỉ số nuôi dạy con 2-3 năm một lần để phản ánh và ghi nhận lại những điểm nổi bật trong việc nuôi dạy con. Đồng thời, kết hợp với những đối tác có cùng mục tiêu để thảo luận và thiết lập lộ trình hành động giải quyết những khó khăn khi nuôi dạy trẻ ở thế kỷ 21 mà báo cáo đã nêu ra để giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm về chỉ số nuôi dạy con tại: www.theparentingindex.com.