pnvnonline@phunuvietnam.vn
Lần đầu tiên Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long
Sau 3 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 không thể tổ chức tập trung, vào dịp Tết Nguyên tiêu - Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, Ngày Thơ Việt Nam sẽ trở lại với nhiều sự kiện, cách làm mới hơn trước.
Tên chủ đề Ngày thơ Việt Nam 2023 là Nhịp điệu mới. Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tên gọi thể hiện ước vọng: Khi đất nước chúng ta đã vượt qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống bình thường mới trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng với sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, hướng tới một tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp.
Dưới sự chủ trì của Hội Nhà văn Việt Nam và đồng tổ chức của Hoàng Thành Thăng Long, toàn bộ hoạt động của Ngày Thơ được thiết kế và dàn dựng bởi ê-kíp sáng tạo gồm: Tổng đạo diễn - nhà thơ, đạo diễn Lê Quý Dương; phụ trách mỹ thuật - họa sĩ Phạm Hà Hải, họa sĩ Lê Đình Nguyên. Sự kiện chính của Ngày Thơ thay vì diễn ra vào buổi sáng, sẽ tổ chức vào đêm Rằm để tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng và tính sân khấu.
Nhà thơ Hữu Việt, nhà văn Nguyễn Quang Thiều và đạo diễn Lê Quý Dương trong buổi họp báo giới thiệu Ngày Thơ Việt Nam 2023 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12/1
Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lần đầu tiên Ngày Thơ Việt Nam được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long - Di tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Không gian Ngày Thơ gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng Thành. Người yêu thơ sẽ được chào đón tại Cổng thơ - một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải để bước vào Cõi thơ.
Qua Cổng thơ, khán giả sẽ dạo bước trên Đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm.
Cuối Đường thơ, khán giả sẽ đến Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ sẽ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam.
Song song với Đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, dự kiến sẽ có Đường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các NXB, Công ty Văn hóa, phát hành sách; công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại.
Tại vị trí trung tâm, trước cửa Đoan Môn là sân khấu diện tích khoảng 350 m2 sàn, trong đó có 100 m2sàn bằng kính, được gọi là Đàn thơ - nơi sẽ diễn ra Đêm thơ Nguyên tiêu. Từ trên tường thành sẽ có 2 tấm pano lớn được thả xuống. Trên mỗi tấm pano chép bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt và bài thơ "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên trái sân khấu là hai Cây thơ, từ trên cành cao sẽ thả xuống những phong thơ, bên trong có những câu hỏi thú vị, đố vui kiến thức thơ dành cho bạn yêu thơ, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà thú vị từ BTC.
Thời gian tổ chức của Ngày Thơ năm nay bao gồm cả ngày Rằm tháng Giêng (tức ngày 5/2/2023) thay vì chỉ diễn ra vào buổi sáng ngày Rằm như trước.
Theo Tổng đạo diễn Lê Quý Dương, điểm đặc biệt của năm nay là chỉ có một sân thơ duy nhất (khác với những lần tổ chức trước tại Văn Miếu - Quốc tử Giám, chia ra 2 sân thơ) dành cho các nhà thơ mọi thế hệ. Sẽ có 21 bài thơ/tác giả thơ xuất hiện trong chương trình, tương đương với con số Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21.
Công chúng sẽ được gặp lại hình ảnh của các nhà thơ nổi tiếng giai đoạn Thơ Mới đến thơ kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Chính Hữu… qua giọng đọc của các nhà thơ từ kho tư liệu của Bảo tàng Văn học Việt Nam. Tiếp theo là phần đọc, trình diễn, diễn xướng thơ của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ; thế hệ nhà thơ sau 1975 đến thời kỳ Đổi mới; và cuối cùng là của các nhà thơ Trẻ.
Đan xen với đọc thơ, các nghệ sĩ nổi tiếng sẽ trình diễn những ca khúc được phổ nhạc từ các bài thơ được công chúng yêu thích.
Lịch trình hoạt động Ngày Thơ Việt Nam 2023 trong ngày 5/2:
Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30, tại Hội trường lớn của Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ chủ trì Tọa đàm "Thơ hiện nay với hôm nay", với sự tham gia các nhà thơ nhiều thế hệ, thảo luận và làm rõ những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại. Song song với tọa đàm trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn sẽ là phần trình chiếu các phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ nổi tiếng đã góp phần xây dựng nên nền thi ca Việt Nam.
Buổi trưa từ 11 giờ 30 đến 14 giờ sẽ tiếp tục trình chiếu video clip tuyển chọn các ca khúc nổi tiếng được phổ nhạc từ những bài thơ được nhiều người yêu thích trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.
Buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ sẽ diễn các hoạt động đọc thơ, trò chuyện về thơ trong Quán thơ; công chúng tham quan và giao lưu tại Nhà ký ức thơ. Song song là hoạt động trình chiếu các phim tư liệu về các hoạt động nổi bật của Hội Nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.
Buổi tối, bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ là chương trình nghệ thuật chính của Ngày Thơ, diễn ra tại sân khấu trung tâm trước cổng Đoan Môn.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

Tứ tấu Bond gây ấn tượng trong MV quảng bá vẻ đẹp Di sản Vịnh Hạ Long
MV “Victory - Bond in Vietnam” là sản phẩm âm nhạc đặc biệt được thực hiện với mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ bắt đầu thu vé tham quan
Bắt đầu từ thứ 7, ngày 12/4, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Bức tượng thất lạc hơn 100 năm là chứng nhân của một cuộc tình ngang trái
Tác phẩm "L’Age mur" (The Mature Age - Tuổi trưởng thành) thất lạc hơn 100 năm trước khi xuất hiện trong buổi đấu giá của nhà Philocale ở thành phố Orléans (nước Pháp), hôm 16/2/2025. Bức tượng đã được mua với giá 3,1 triệu euro. Đây là bức tượng có giá cao thứ hai trong di sản của Camille Claudel.

Truyện ngắn: Cậu bé yakult
Hy vọng ở một nơi ở mới, hai mẹ con lại vui vẻ đèo nhau trên con xe wave trắng, nhanh nhẹn bán hàng, nụ cười trong veo, ấm áp...

Kỷ niệm 75 năm thành lập Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ
Ngày 9/4, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC) đã kỷ niệm 75 năm thành lập Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) với cộng đồng Ấn kiều và những người bạn Việt Nam.
TIN NỔI BẬT

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Căn cứ cách mạng "tuyệt mật" nơi chỉ huy chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Di tích nhà và hầm D67 (nằm trong Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội) được xem là căn cứ cách mạng “tuyệt mật”, là trung tâm của Tổng hành dinh, cơ quan đầu não - nơi đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. Tại đây đã đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.

Chứng khoán tăng sốc, thanh khoản yếu, nhà đầu tư nên làm gì?
Diễn biến thay đổi chóng mặt chỉ sau một đêm, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất lịch sử, tín hiệu khả quan đã xuất hiện vẫn được cho là ẩn số.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (10/4) được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp.

Nhà thơ Hoài Vũ: "Vàm Cỏ Đông" và kỷ niệm khó quên trong những ngày công tác ở chiến trường Nam bộ
Bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ không chỉ góp phần khích lệ tinh thần của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn có sức lan tỏa, lay động hàng chục năm nay. Nhiều người “mặc định” nhà thơ Hoài Vũ viết về con sông quê hương, dù quê ông ở Quảng Ngãi.

Sống ổn với nghề sửa chữa nhỏ ở Sài Gòn
Chỉ bằng dụng cụ đơn giản, với đôi bàn tay khéo léo cùng sự chịu thương, chịu khó, những người làm nghề sửa chữa nhỏ nơi phố thị Sài thành có thể ổn định cuộc sống gia đình, nuôi con cái ăn học nên người...

Tra cứu tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng tính theo số năm đóng BHXH
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 (hiệu lực từ 1/7/2025), người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên và đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì được hưởng lương hưu.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giai điệu loa kèn
Mỗi lần ngắm những bông loa kèn, có ai tự hỏi rằng từ chiếc phễu xanh cốm tỏa ra sáu cánh muốt mềm, hoa đang vừa toả hương thơm dịu nhẹ vừa tấu ...

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2025 tại TPHCM chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 tại TPHCM được tổ chức với đa dạng các hoạt động và nằm trong chuỗi sự kiện của Thành phố kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ bắt đầu thu vé tham quan
Bắt đầu từ thứ 7, ngày 12/4, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Truyện ngắn: Cậu bé yakult
Hy vọng ở một nơi ở mới, hai mẹ con lại vui vẻ đèo nhau trên con xe wave trắng, nhanh nhẹn bán hàng, nụ cười trong veo, ấm áp...

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.

Bức tượng thất lạc hơn 100 năm là chứng nhân của một cuộc tình ngang trái
Tác phẩm "L’Age mur" (The Mature Age - Tuổi trưởng thành) thất lạc hơn 100 năm trước khi xuất hiện trong buổi đấu giá của nhà Philocale ở thành phố Orléans (nước Pháp), hôm 16/2/2025. Bức tượng đã được mua với giá 3,1 triệu euro. Đây là bức tượng có giá cao thứ hai trong di sản của Camille Claudel.

Khoảnh khắc thuần Việt trong tác phẩm đắt giá của danh họa Nguyễn Gia Trí
Bức họa "Le Trois Femmes" (Ba phụ nữ) của danh họa Nguyễn Gia Trí thuộc nguồn cảm hứng vẽ phụ nữ trong trang phục truyền thống mà ông nhất tâm theo đuổi trong suốt sự nghiệp hội họa của mình.

Kỷ niệm 75 năm thành lập Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ
Ngày 9/4, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC) đã kỷ niệm 75 năm thành lập Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) với cộng đồng Ấn kiều và những người bạn Việt Nam.
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.