Đây là lần thứ 2 chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (33 tuổi, ở Sài Đồng, Q.Long Biên, Hà Nội) "vượt cạn" bằng phương pháp đẻ mổ.
Người ta thường ví mỗi lần sinh nở giống như một cuộc đấu tranh sinh tử. Ca mổ đẻ cho chính tay Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ - Sản, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thực hiện. Ông cho biết, mỗi ngày thực hiện khoảng 6-8 ca mổ đẻ. Trước khi thực hiện ca mổ đẻ, sản phụ sẽ được cho gây tê. Việc mổ để diễn ra rất nhanh, chỉ mất từ 10 đến 15 phút nhưng để một ca sinh mổ thành công tốt đẹp lại cần sự chuẩn bị rất kì công và cẩn thận. Mỗi ca sinh nở của người phụ nữ là một câu chuyện khác nhau theo cách chào đời riêng của em bé nhưng đều rất tuyệt vời và đáng trân trọng. Em bé được các bác sĩ cẩn thận nhấc ra, mọi động tác phải vừa nhanh chóng vừa phải cẩn thận, chính xác. 9 giờ 14 phút sáng 15/6, bé trai Hoàng Ngọc Nam Anh cất tiếng khóc chào đời. Chị Hạnh đã không kìm nổi những giọt nước mắt hạnh phúc khi chứng kiến đứa con trai mình chào đời, mặc dù đây là lần thứ 2 chị "vượt cạn".
Bé trai Nam Anh nặng 3,9kg. Sự ra đời của một sinh linh luôn đẹp đẽ bất kể là sinh mổ hay sinh thường. Mỗi em bé được gắn một mảnh giấy ghi số thứ tự và tên của mình. Trong khi bé Nam Anh được các y tá chăm sóc thì các bác sĩ của ca mổ vẫn đang miệt mài tiến hành bóc nhau thai, làm sạch buồng tử cung và khâu lại vết mổ cho chị Hạnh. Mẹ lặng người trong giây phút lần đầu nhìn thấy con mình. Còn gì xúc động hơn khoảnh khắc mẹ và bé lần đầu da kề da. Anh Hoàng Ngọc Triệu, bố bé Nam Anh. đã thức cả đêm để trông chờ đến khoảnh khắc được ôm đứa con trai vào lòng. Trẻ sơ sinh sẽ được các nữ điều dưỡng mang đi tắm và vệ sinh. Khoảng 4 - 6 tiếng sau ca mổ đẻ, các bé sẽ được trở lại với vòng tay người mẹ. Mỗi em bé đều là một món quà đến từ thiên đường và những người mẹ chính là "anh hùng" khi họ đã chiến thắng bao nhọc nhằn, đớn đau để tạo dựng nên một "công trình" của đời mình.