Liên tiếp đón nhận tin xấu, "ông lớn" bất động sản Hải Phát kinh doanh ra sao?

Minh Anh
13/09/2023 - 20:01
Liên tiếp đón nhận tin xấu, "ông lớn" bất động sản Hải Phát kinh doanh ra sao?

Công ty CP Đầu tư Hải Phát. Ảnh minh họa

Kết quả kinh doanh bán niên có dấu hiệu khởi sắc nhưng với nhiều vi phạm, "ông lớn" Hải Phát bị đình chỉ giao dịch trên sàn chứng khoán từ ngày 18/9.

Vừa bị đình chỉ, Hải Phát nhận thông báo bị kiểm tra từ Tổng cục Thuế

Mới đây, Tổng cục Thuế đã công bố danh sách 42 công ty bị kiểm tra chuyên ngành với hàng loạt doanh nghiệp lớn theo kế hoạch năm 2023. Trong đó, có Công ty CP Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán: HPX, HOSE) - doanh nghiệp bị đình chỉ giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán, bắt đầu từ ngày 18/9 tới.

Cụ thể, theo quyết định số 546/QĐ-SGDHCM ngày 11/09/2023 của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) TPHCM, cổ phiếu HPX sẽ chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 18/9/2023. Với lý do: vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã vào diện hạn chế giao dịch về việc chậm công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý I/2023, BCTC quý 2/2023, Báo cáo thường niên 2022.

Đồng thời, công ty còn đang thuộc diện cảnh báo theo quyết định của SGDCK TPHCM do tổ chức niêm yết chưa họp Đại hội cổ đông thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2022.

Hiện tại, công ty đã nghiêm túc khắc phục lỗi vi phạm, công bố đầy đủ những nội dung trên từ cuối tháng 8 đến nay và đảm báo tính chính xác, minh bạch cho cổ đông và nhà đầu tư.

Cổ phiếu duy trì ở mức thấp trong năm nay

Trước những biến động không mấy tích cực này, nhìn vào kết quả kinh doanh của HPX vẫn cho thấy, từ năm 2015 đến nay, công ty đều đạt doanh thu khá cao, trên 1.000 tỷ đồng. Năm 2019, mức doanh thu tăng mạnh lên 3.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 cao nhất - 450 tỷ đồng.

Biến động lợi nhuận sau thuế những năm gần đây

Liên tiếp đón nhận tin xấu, "ông lớn" bất động sản Hải Phát kinh doanh ra sao? - Ảnh 1.

nguồn: Tổng hợp BCTC

Xét riêng 6 tháng đầu năm 2023, dù lợi nhuận không quá cao so với các năm trước đó, tuy nhiên, HPX ghi nhận dấu hiệu "khởi sắc" tại con số 57,2 tỷ đồng, tăng mạnh 88% so với cùng ký năm ngoái. Kết quả này đến từ doanh thu thuần từ bán hàng và dịch vụ tăng 54%.

Tổng tài sản giảm nhẹ 6,6% so với thời điểm đầu năm, đạt gần 8.943 tỷ đồng. Phần lớn đến từ khác nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 40%. Khoản tiền đến từ vay và nợ thuê tài chính chiếm cao nhất trong các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp, tổng cộng là 2,7 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, ghi nhận nhiều ngân hàng lớn cho vay: VietinBank, Agribank, BIDV và HDBank ở các khoản vay khác nhau.

Ngoài ra, BCTC bán niên 2023 còn cho thấy, những khoản nợ trái phiếu đến từ nhiều công ty chứng khoán khá cao. CTCP Chứng khoán Navibank và CTCP Chứng khoán Smart Invest đang là hai "chủ nợ" lớn nhất của HPX với khoản cho vay là gần 800 tỷ đồng mỗi công ty.

Liên tiếp đón nhận tin xấu, "ông lớn" bất động sản Hải Phát kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Diễn biến cổ phiếu từ đầu năm nay không mấy thuận lợi, mức giá xuống mức "chạm sàn"

Trên sàn, HPX chung cảnh bị "bán tháo" cổ phiếu từ các nhà đầu tư sau tin đình chỉ giao dịch cổ phiếu. Từ phiên 11/9 đến nay, HPX liên tiếp "tụt dốc không phanh" 20% thị giá, trung bình mỗi phiên giảm 7%. Hiện, mức giá đã "chạm sàn" ở 5.890 đồng/cổ phiếu (cp), trắng bên mua.

Trong năm nay, mã cổ phiếu HPX không nhận được nhiều dấu hiệu tích cực trên sàn khi từ đầu năm đến nay, HPX chỉ duy trì mức giá dao động từ 3.800 đến 5.700 đồng/cp. Mức giá cao nhất là 7.310 đồng/cp vào phiên 8/9, trước khi công bố quyết định đình chỉ. Kết quả này đến từ lần "trượt dài" cuối năm ngoái.

Công ty CP Đầu tư Hải Phát tiền thân là CTCP Xây dựng - Du lịch Hải Phát, thành lập năm 2003. Lĩnh vực kinh doanh chính là Kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. HPX chính thức niêm yết tại sàn HOSE từ năm 2018.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm