pnvnonline@phunuvietnam.vn
Loài vật to lớn nhất hành tinh làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật khổng lồ từng làm bá chủ hành tinh
Loài vật mà chúng ta đang nói đến ở đây chính là khủng long. Khủng long là tên gọi chung của một nhóm bò sát thuộc nhánh Dinosauria. Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra từ năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen. Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, là từ ghép từ "deinos" tức là khủng khiếp và "sauros" là thằn lằn.
Chúng xuất hiện từ cách đây 245 triệu năm (đầu Kỷ Trias giữa). Thời điểm khủng long phát triển mạnh nhất là cách đây 180 triệu năm. Hầu hết khủng long tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng (tức là khoảng 66 triệu năm trước). Kể từ khi hóa thạch khủng long đầu tiên được tìm thấy vào đầu thế kỷ 19 thì chúng đã trở thành một phần văn hóa của thế giới.
Vào giai đoạn cực thịnh, khủng long đã tạo nên đế chế của riêng chúng, trở thành vị vua của mặt đất, bầu trời và biển cả. Về kích thước khổng lồ của loài vật này, chúng ta có thể hình dung rõ nhất qua các bộ phim điện ảnh về chúng. Những bộ xương hóa thạch đang trưng bày trong các bảo tàng cũng cho thấy sự đồ sộ của chúng. Trên thực tế, khủng long có nhiều dạng kích thước từ nhỏ đến lớn nhưng đa phần chúng đều có cơ thể khổng lồ. Trọng lượng của nhiều loài khủng long có thể lên tới hàng chục tấn, chiều dài lên tới hàng chục mét.
Để có thể đạt được kích thước như vậy, khủng long cần có thêm yếu tố ảnh hưởng đặc biệt tới quá trình phát triển của chúng. Đặc biệt là ở những loài khủng long ăn thực vật. Theo các chuyên gia của đại học Cambridge (vương quốc Anh) thì sự hoạt động hiệu quả của phổi và hệ hô hấp, cùng quá trình đẻ trứng đã giúp cho khủng long cao lớn như vậy. Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học đã đưa ra câu hỏi về việc làm sao khủng long có thể thực hiện quá trình duy trì nòi giống với kích thước lớn hơn tòa nhà 4 tầng của chúng?
Loài vật lớn nhất hành tinh làm "chuyện ấy" như thế nào?
Nhiều nhà khoa học cảm thấy rất thú vị với chủ đề này nên họ đã thực hiện nhiều nghiên cứu để lý giải thắc mắc này. Từ những hóa thạch được phát hiện trong những tảng đá 100 triệu năm tuổi ở Dakota nằm ở phía Tây Colorado, Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy hành vi giao phối của khủng long. Họ đã tìm thấy 60 vết xước khác nhau trong một khu vực dài tới 50 mét và rộng tới 15 mét. Đây chính là những bằng chứng về chuyện ân ái của các loài khủng long thời tiền sử.
Beverly Halstead, nhà khoa học người Anh đã đưa ra một câu trả lời như sau: "Phần lớn, các loài khủng long sẽ ân ái ở một tư thế tương tự như loài chó." Tiến sĩ Beverly Halstead, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu khủng long dục học cũng có nhận định tương tự, ông cho biết: "Các loài khủng long đều sẽ sử dụng tư thế cơ bản nhất để giao phối."
Chia sẻ trên Discover, bà Kristi Ϲurry Rogers, Phó Giáo sư khoa Sinh học Đại học Mɑcalester, Minnesota (Mỹ) cho biết: "Tất cả các tư thế khác đều không khả thi. Do đó, cách tốt nhất để giao phối là con đực đứng phía sau con cái.
Có vẻ như dù đây là cách thức hoàn hảo nhất nhưng loài vật này vẫn gặp thách thức vì trọng lượng quá lớn của chúng. Khủng long có thể bị gãy xương sống nếu như chúng làm "chuyện ấy" quá mạnh. Đặc biệt là những con khủng long có trọng lượng lên tới hàng trăm tấn như khủng long cổ dài. Do đó, để giảm bớt sức ép của trọng lượng, những con khủng long cổ dài sẽ chọn cách "ân ái" ở dưới nước.
Vậy với những con khủng long có gai trên lưng thì sao? Chúng sẽ làm thế nào để không bị thương? Loài vật này chỉ có một cách duy nhất đó là nằm xuống và con đực sẽ thực hiện hành vi giao phối từ bên cạnh.