Chủ nhật, 06/4/2025
Nhiều mâyHà Nội
20° - 25°C

Lợi ích sức khỏe và một số bài thuốc từ quả, lá, hoa khế

Vân Anh
27/04/2023 - 17:42
Lợi ích sức khỏe và một số bài thuốc từ quả, lá, hoa khế
Hoa, lá và quả của cây khế đều có những lợi ích sức khoẻ nhất định và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Cây khế tên khoa học là Averrhoa carambola, thuộc họ chua me đất. Cây khế còn có nhiều tên gọi khác như: ngũ liễm tử, dương đào, khế giang.

Quả khế là một món ăn nhẹ tuyệt vời, ít calo, cung cấp vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Ngoài quả khế, lá và hoa khế cũng là những vị thuốc Đông y, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

1. Lợi ích và bài thuốc từ quả khế

1.1. Lợi ích của quả khế

Theo Đông y, quả khế có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, giải độc, chống viêm, trị cảm mạo, thúc sởi.

Theo Y học hiện đại, quả khế là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin C. Ngoài ra, quả khế còn có nhiều dưỡng chất khác như đạm, vitamin B5, folate, đồng, kali, magiê, ...

Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu các chất chống oxy hoá, quả khế đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

- Khả năng chống viêm: Quả khế có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên rất hữu ích trong việc chống viêm, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm da.

- Tăng cường miễn dịch: Khế cung cấp hàm lượng vitamin C cao cho cơ thể, đảm bảo quá trình sản xuất ra lượng tế bào bạch cầu phù hợp để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

- Cải thiện sức khỏe đường hô hấp: Do có khả năng chống viêm nên loại quả này có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Nước ép của của quả khế còn giúp giảm chất nhầy và đờm, hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

- Tốt cho hệ tiêu hoá: Trong khế có chứa cả chất xơ hoà tan và không hoà tan. Cả hai dạng chất xơ này đều có tác dụng giúp thức ăn và chất thải dễ dàng đi qua đường tiêu hóa.

- Tốt cho tim mạch: Chất xơ trong khế không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì chất xơ hòa tan trong quả khế có thể giúp loại bỏ các phân tử chất béo khỏi máu, bảo vệ hệ tim mạch.

Hơn nữa, lượng natri và kali trong khế đóng vai trò là chất điện giải, giúp duy trì huyết áp, đảm bảo nhịp tim đều và lưu lượng máu tốt.

Lợi ích sức khoẻ và một số bài thuốc chữa bệnh từ quả, lá và hoa của cây khế - Ảnh 1.

Quả khế chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, đặc biệt là chất chống oxy hoá, đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ (Ảnh: Internet)

1.2. Bài thuốc từ quả khế

Bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh từ quả khế:

- Hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng: Bạn có thể dùng vài quả khế chua, thái lát nhỏ, sau đó cho vào một mảnh vải sạch, đem đắp lên các vùng bị viêm da.

- Hỗ trợ điều trị tiểu tiện không thông: Sử dụng 7 quả khế, lấy mỗi quả 1 miếng (1/3 quả chỗ gần cuống) sắc với 250ml nước đến khi cô đặc còn 100 ml là có thể uống. Nên uống ấm.

- Hỗ trợ điều trị cảm cúm: Đem quả khế đi nướng, sau đó vắt lấy nước cốt hòa cùng 10 đến 30ml rượu và uống. Tuy nhiên, phương pháp này không nên áp dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ có thai.

2. Lợi ích và bài thuốc từ lá khế

2.1. Lợi ích của lá khế

Lá khế có vị chua, chát, tính bình, có công dụng mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, tiểu buốt, tiểu khó, ngộ độc, cảm mạo, nhức đầu, sốt xuất huyết...

Ngoài ra, lá khế còn có tác dụng: điều hoà huyết áp nhờ các thành phần như flavonoid, phytochemical và saponin và hỗ trợ điều trị đau họng, sổ mũi nhờ các dưỡng chất như: Vitamin C, vitamin B hay các khoáng chất thiết yếu như: Kẽm, sắt, kali…

Lợi ích sức khoẻ và một số bài thuốc chữa bệnh từ quả, lá và hoa của cây khế - Ảnh 2.

Ảnh: SKHN

2.2. Bài thuốc từ lá khế

Bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh từ lá khế:

- Hỗ trợ điều trị nổi mề đay và ngứa da: Dùng khoảng 20g lá khế chua. Sau đó rửa sạch đun lên lấy nước để tắm hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá khế tươi đắp vào các vùng da bị mẩn ngứa, mề đay.

- Hỗ trợ điều trị viêm họng: Sử dụng 20 đến 40g lá khế, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ và ngậm ngày 2 lần.

- Hỗ trợ điều trị sởi: Đem một nắm lá khế chua, đem đun thành nước và tắm hàng ngày.

- Hỗ trợ trị cảm nắng, nhức đầu: Sử dụng khoảng 100g lá khế tươi cùng với 40g lá chanh, giã vắt lấy nước uống.

3. Lợi ích và bài thuốc từ hoa khế

3.1 Lợi ích của hoa khế

Theo Đông y, hoa khế có vị chua, đắng, tính mát, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, dùng để trị ho, tiêu đờm. Được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt rét, kiết lỵ, cảm cúm, cảm nắng, viêm họng, chân tay lở ngứa, ho khan...

Lợi ích sức khoẻ và một số bài thuốc chữa bệnh từ quả, lá và hoa của cây khế - Ảnh 3.

Ảnh: SKHN

3.2. Bài thuốc từ hoa khế

Bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh từ hoa khế:

- Hỗ trợ điều trị ho, viêm họng: Sử dụng 20g hoa khế và gừng tươi. Hoa khế đem rửa sạch và phơi khô. Gừng tươi đem giã lấy nước cốt. Sau đó, đem ngâm hoa khế cùng nước cốt gừng tươi, rồi đem sao lên đến khi hoa khế khô lại, bỏ vào lọ thuỷ tinh để bảo quản và dùng dần.

Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một lượng hoa khế, sau đó pha như trà, ủ trong 15 phút là có thể thưởng thức.

- Bài thuốc hỗ trợ chữa sốt rét: Sử dụng 30g hoa khế, ngưu tất, hoa kim ngân, chi tử, sài hồ. Đem tất cả các nguyên liệu sắc uống lấy nước.

- Hỗ trợ trị kiết lỵ: Hoa khế 20g, hậu phác 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, bạch truật 10g, đương quy 10g. Sắc tất cả nguyên liệu và uống trong ngày.

- Hỗ trợ trị bệnh chân tay lở ngứa: Sử dụng 15g hoa khế 15g, thương truật, kim ngân hoa, tỳ giải, ngưu tất, hoàng bá sao vàng, phòng phong, chi tử, cam thảo. Sắc lấy nước uống.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể nấu nước hoa và lá khế để tắm rửa, vệ sinh vùng da bị lở ngứa.

4. Một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ cây khế

Những bộ phận từ cây khế có nhiều lợi ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc này, mọi người nên lưu ý một số vấn đề để đảm bảo sức khoẻ:

- Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế được các chỉ định của bác sĩ. Do đó, mọi người không nên tự ý ngưng phác đồ điều trị từ bác sĩ để áp dụng các bài thuốc trên.

- Việc sử dụng các bài thuốc từ cây khế để điều trị bệnh lý cần phải dựa trên chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra khi sử dụng các bài thuốc từ cây khế, mọi người hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và báo với bác sĩ để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm