Lũ lụt lịch sử ở Thái Nguyên: Cương quyết di dời các hộ dân có nguy cơ mất an toàn

PV
10/09/2024 - 23:31
Lũ lụt lịch sử ở Thái Nguyên: Cương quyết di dời các hộ dân có nguy cơ mất an toàn

Một hộ dân bị cô lập được cung cấp nhu yếu phẩm.

Mực nước sông Cầu lên cao khiến nhiều hộ dân ở TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) ngập sâu trong nước. Đây được coi là trận lũ lịch sử đối với người dân trong mấy chục năm gần đây.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, tính đến 18h ngày 10/9, mực nước trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy đạt mức 2.795cm, giảm 88cm so với đỉnh lũ vào thời điểm 1h ngày 10/9 (đỉnh lũ với mức 2.881cm) đang tiếp tục có xu thế giảm.

Trong 24 giờ tới, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy, lũ tiếp tục có xu thế giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Tại Trạm thủy văn Chã, lũ tiếp tục tăng và đạt đỉnh. Đỉnh lũ có khả năng đạt mức xấp xỉ mực nước lũ lịch sử là 1.102cm (thời điểm năm 1971) vào sáng ngày mai (11/9).

Theo dự báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ, từ chiều tối nay (10/9) đến chiều tối 12/9, khu vực tỉnh Thái Nguyên có mưa to đến rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến từ 70 - 150 mm, có nơi trên 200 mm. Mưa với cường độ lớn trong thời gian ngắn, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở khu vực vùng núi...

Trước đó, mực nước lũ sông Cầu lên cao đã gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến giao thông và đời sống của nhiều vùng dân cư sinh sống dọc 2 bờ sông tại các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP Phổ Yên và TP Thái Nguyên.

Trong đó, khu vực thành phố Thái Nguyên bị ngập nặng nhất, khoảng 3.000 hộ dân thuộc 22 phường, xã đã bị ngập úng; gần 1.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị đổ, ngập chìm trong nước…

Nước lũ sông Cầu cũng làm ngập cục bộ tại một số tuyến giao thông liên huyện và trong địa bàn thành phố, gây chia cắt giao thông. Lực lượng chức năng đã cấm toàn bộ người và phương tiện lưu thông qua các cầu Gia Bảy, Bến Tượng, Bến Oánh…

Hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn đang được các cấp chính quyền nỗ lực triển khai 24/24h, tập trung rà soát các hộ dân trong vùng ngập lụt, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống và thông tin liên lạc cho các hộ dân, kích hoạt toàn bộ phương án "4 tại chỗ", ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, cương quyết di dời các hộ dân có nguy cơ mất an toàn.

* Những hình ảnh PV Báo PNVN ghi nhận tại tỉnh Thái Nguyên chiều ngày 10/9:

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 1.

Nước sông Cầu lên cao gây ngập úng nhiều nhà cửa.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 2.

Một số tuyến đường trên địa bàn TP Thái Nguyên cũng bị ngập sâu khiến giao thông trở nên khó khăn.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 3.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 4.

Người dân phải di chuyển bằng thuyền để lấy nhu yếu phẩm.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 5.

Tại các điểm ngập sâu, lực lượng chức năng căng biển để cảnh báo người dân không di chuyển qua.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 6.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 7.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 8.

Nhiều đoàn từ thiện đã có mặt tại Thái Nguyên với nhu yếu phẩm để chung sức với người dân vượt qua lũ lụt.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 9.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 10.

Nhu yếu phẩm được lực lượng chức năng chia theo từng túi, sau đó đưa vào cho người dân tại các khu vực đang bị cô lập.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 12.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 13.

Người dân tại các khu vực ngập lụt cũng được cơ quan chức năng lên phương án di dời đến nơi an toàn.

Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 15.
Người Thái Nguyên trong cơn lũ lịch sử- Ảnh 17.

Đây là trận lũ lụt lớn nhất trong vòng hơn 20 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm