Luật Báo chí mới với nhiều qui định cởi mở hơn

29/04/2016 - 11:30
Sáng nay (29/4), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 09 đạo luật và 01 Nghị quyết của Quốc hội đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11. Trong số này có Luật Báo chí (sửa đổi) với nhiều qui định mới, cởi mở hơn.

09 Luật được công bố, bào gồm: Luật Báo chí; Luật Tiếp cận thông tin; Luật Trẻ em; Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Điều ước quốc tế; Pháp lệnh quản lý thị trường và Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Công hàm thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong số các Luật được công bố lần này, có một số đạo luật đáng chú ý như: Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2017; Luật Tiếp cận thông tin (có hiệu lực từ ngày 1/7/2018); Luật Trẻ em (được sửa đổi từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

img_0253.JPG
Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại buổi họp báo

Luật Báo chí 2016 có một số nội dung mới, như: Về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, công dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí…

Về đối tượng thành lập cơ quan báo chí, Luật mới cho phép các cơ sở giáo dục và tổ chức khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài; Bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên được phép ra tạp chí khoa học.

Về quyền tác nghiệp của báo chí, Luật Báo chí 2016 quy định cụ thể về trách nhiệm về cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm…

Đồng thời, Luật cũng giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin chỉ khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, người ký văn bản yêu cầu đó có trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ.

Luật Báo chí lần này cũng đã quy định nhiều nội dung cởi mở và thông thoáng hơn so với Luật Báo chí hiện hành như: Về điều kiện cấp thẻ nhà báo (được rút xuống còn 2 năm so với 3 năm hiện hành); Về đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí (chỉ cần gửi một bộ hồ sơ đến UBND tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báo trước khi đi vào hoạt động 15 ngày; Luật Báo chí hiện hành quy định phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông)…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm