Luyện thi môn Lý: Tốt nhất là dùng sách bút

07/05/2017 - 06:30
Thầy Lê Tiến Hà, giáo viên chương trình “Bổ trợ kiến thức Vật lý 12" và sinh viên Ngô Vương Minh, thủ khoa đầu vào khối B (29,75 điểm) và khối A (29,5 điểm) năm 2016 chia sẻ kinh nghiệm luyện thi môn Vật lý.

Luyện đề: Tránh lạm dụng máy tính

Liên quan đến làm bài thi môn Vật lý, thầy giáo Lê Tiến Hà, giáo viên giảng dạy chương trình “Bổ trợ kiến thức Vật lý 12" trên truyền hình, khuyên học sinh cần cân nhắc việc luyện thi trên máy tính và trực tiếp làm bài trên giấy.

Lời khuyên của thầy Hà trong những tháng nước rút là “Với thời buổi công nghệ phẳng như bây giờ có nhiều thứ trợ giúp cho các em ngoài sách báo. Nhưng thứ ít hại mắt nhất là sách, mà các bạn lại chưa tận dụng được hết ưu thế của nó".

 Thầy Lê Tiến Hà chia sẻ bí quyết ôn thi Vật lý.

Theo thầy Hà, làm bài trên một quyển sách hay trên một tờ giấy khác hoàn toàn với việc làm trên máy tính.

“Làm bài trên giấy, ta có thể viết vẽ bậy thoải mái ra giấy. Không học gì nhanh bằng học cái “bậy”. Nhưng cái hay hơn nữa là các bạn có thể ghi trên giấy những ghi chú và có thể quay ngược trở lại các bài đã làm, đọc ghi chú để xem mình đã tích lũy được gì khi làm các đề luyện thi” - thầy Hà chia sẻ.


Chia rõ giai đoạn ôn thi

Theo Ngô Vương Minh, để đạt điểm cao môn Vật lý cần chia việc ôn thi ra từng giai đoạn rõ ràng. Cụ thể, giai đoạn 1 từ đầu năm học đến trước khi thi khoảng một tháng là chủ yếu luyện đề để bổ sung thật nhiều kiến thức.

Thủ khoa đầu vào khối A, B năm 2016 Ngô Vương Minh 

"Trung bình mỗi môn trong 4 môn thi chính để xét tuyển đại học, em làm khoảng 100 đề. Mỗi đề làm xong, em đều xem lại để biết mình sai ở đâu và quan trọng nhất là hiểu lý do sai để lần sau không mắc phải”- Minh cho hay.

Giai đoạn ôn tập thứ 2 bắt đầu từ trước khi diễn ra kỳ thi chính thức khoảng một tháng. Theo Minh, đây chính là giai đoạn chú trọng nắm chắc lý thuyết. Bí quyết của Minh là ôn bài theo từng phần và ôn tập ít nhất 3 lần mỗi nội dung, việc ghi lý thuyết ra giấy là cách nhớ dễ dàng nhất.

Với môn Vật lý, Ngô Vương Minh cho rằng, đây là môn khó nhằn nhất. Để đạt điểm 8, cần nắm vững công thức và các dạng bài tập cơ bản, nhất là 3 chương dao động, sóng cơ và điện xoay chiều.

“Bạn nào muốn 9, 10 cần tập trung rèn luyện thật nhiều câu khó, được các thầy cô ra cũng như sưu tầm trên Internet vì chỉ có cọ xát như vậy, đi thi mới không bị nản và có thể có tư duy tốt cho môn khá trừu tượng” - cựu Thủ khoa chia sẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm