Lý do năm mới bắt đầu vào ngày 1/1

01/01/2017 - 09:20
Cả thế giới đều hân hoan chào đón năm mới dương lịch vào ngày 1/1. Tuy vậy, không nhiều người hiểu rõ tại sao năm mới bắt đầu vào ngày này?

Vào thời xa xưa, ngày 25/3 được chọn là ngày đầu năm mới ở La Mã. Đây không phải là thời điểm thu hoạch vụ mùa hay đánh dấu sự kiện đặc biệt nào mà chỉ là ngày các nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện Nguyên lão (Thượng viện) của đế quốc La Mã. Ngày này được đa số nước theo đạo Cơ đốc ở châu Âu chấp nhận trong những năm 1100 - 1400 TCN.

Sau này, vào khoảng năm 753 TCN, Romulus - người sáng lập thành Roma đã tạo ra lịch La Mã dựa trên hệ thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng. Lịch này được gọi là lịch Romulus bao gồm 10 tháng.

Đến vị vua thứ 2 của La Mã là Numa Pompillus (715-673 TCN) đã cải tiến lịch Romulus thành lịch Numa gồm 12 tháng. Một năm bình thường của lịch Numa có 355 ngày và vào năm có tháng nhuận thì có 385 ngày.

Vào thời kỳ Cộng hoà La Mã (khoảng 450 TCN), lịch Numa được sửa đổi thành lịch Cộng hoà La Mã. Tuy đã chính xác hơn so với các lịch trước, nhưng lịch Cộng hoà La Mã vẫn còn rất phức tạp, thường bị tính sai vì nhiều lý do khác nhau.

3.jpg
 Vào thời xa xưa, ngày 25/3 được chọn là ngày bắt đầu năm mới. Sau khi trải qua những cải cách đầu tiên về hệ thống lịch, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN.

Dựa trên bộ lịch này, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Tuy nhiên, điều này ít được tôn trọng do tập quán văn hóa, chính trị ở các vùng khác nhau của La Mã.

Mặt khác, mỗi hoàng đế La Mã lên trị vì thường đặt thêm tên khác cho tháng, ví dụ tháng 9 (September) còn gọi là ‘Germanucus’, ‘Antonius’ hay ‘Tacitus’, và tháng 11 (November) còn gọi là ‘Domitianus’, ‘Faustinus’ hay ‘Romanus’.

Trước những bất tiện này,  đến thời hoàng đế Julius Caesar (100-44 TCN), ông đã cho cải tiến một cách căn bản hệ thống lịch cũ, lập bộ lịch mới  gọi là lịch Julian Caesar lịch Julius. Lịch mới là phát minh của nhà Thiên văn người Hy Lạp Alexandria, trong đó ông tính hệ thống thời gian cho lịch theo mặt trời. Đây là bộ lịch đặt nền móng cho Dương lịch ngày nay.

6.jpg
Julius Caesar là người đặt nền móng cho Dương lịch ngày nay. 

Bộ lịch mới của Julius Caesar được áp dụng khá đồng bộ trên toàn đế quốc La Mã, vẫn giữ ngày 1/1 là ngày đầu năm bởi ông cho đây là ngày hợp lý nhất, vì như vậy sẽ phù hợp với điểm chí hay điểm phân và tiết khí. Các tháng 9, 10, 11, 12 đẩy lên thành 7,8,9 và 10.

Để tưởng nhớ tới ông, trong bộ lịch mới này, Viện Nguyên lão đã dùng tháng sinh nhật của ông (tháng 7) đổi tên thành tháng July (xuất xứ từ chữ Julius) từ tên cũ là tháng Quintilis. Đến đời cháu của Caesar, hoàng đế Augustus cũng được dành ra tháng 8 (August) để nhớ tháng sinh nhật của ông. Công lớn của Augutus là sửa sai cách tính toán của năm nhuận.

Lịch Julian được chấp nhận ở Venice (Ý) năm 1522; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, người Cơ đốc giáo ở Nam châu Âu năm 1556; đế quốc Phổ, Đan Mạch, Thụy Điển năm 1559; Pháp năm 1564.

Lịch này không có những sửa đổi quan trọng nào cho đến năm 1582 khi Giáo hoàng Gregory XII nhậm chức. Giáo hoàng tiếp tục xác nhận ngày của năm mới là ngày 1/1 bất chấp mọi chống đối của các hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo lúc đó. Bên cạnh đó, trong sửa đổi của lịch Gregorian, 10 ngày trong tháng 10 bị bỏ đi.

Bằng cách này, Giáo hoàng đã xóa bỏ 11 ngày nhuận dự trù cho năm 1700 để các năm 1700, 1800 và 1900 không phải là năm nhuận mà đến năm 2000 chuyển giao thiên niên kỷ mới nhuận.

2.jpg
 Trải qua nhiều cải cách về sau, nhân loại đã có một Dương lịch hoàn chỉnh như ngày nay và ngày 1/1 được cả thế giới công nhận là ngày bắt đầu năm mới.

Những quốc gia Công giáo công nhận lịch mới này sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành, nước Đức năm 1700, Anh, Mỹ, Canada năm 1752 và Thụy Điển năm 1753.

Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo cũng lần lượt dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày năm mới Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc năm 1912. Những giáo hội dòng chính thống giáo phương Đông đón nhận ngày Tết dương lịch muộn hơn, khoảng thập kỷ 1920. Nước Nga chấp nhận ngày này trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai năm 1924.

Tại Việt Nam, Tết Dương lịch được áp dụng từ thời Pháp thuộc, khi lịch Tây bắt đầu được sử dụng. Ngày nay, Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống của toàn dân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm