Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Nguyễn Lương
26/08/2022 - 14:19
Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
Trong quá trình mang thai việc chích ngừa vaccine uốn ván là biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu quên lịch tiêm và băn khoăn rằng tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Tiêm vaccine uốn ván giúp mẹ bầu tăng cường khả năng miễn dịch tốt hơn, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Thế nhưng không ít mẹ bầu quên lịch tiêm mũi nhắc lại lần 2. Vậy tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

1. Uốn ván là gì?

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này không có khả năng lây từ người sang người nhưng lại là một loại trực khuẩn có độc tố mạnh và khả năng gây tỉ lệ tử vong rất cao cho người bị nhiễm bệnh.

Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? - Ảnh 1.

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Bà bầu xông lá giải cảm có được không? Những điều mẹ bầu nên biết

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Gợi ý thực đơn cho những mẹ bầu bị tiểu đường

Bào tử của vi khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp nơi trong môi trường quanh ta như: đất, cát, cống rãnh, bụi bẩn, phân gia súc gia cầm, dụng cụ phẫu thuật khi không được tiệt trùng cẩn thận… Các bào tử này sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước, vết thương hở, vết bỏng, vết tiêm, trầy, hay khi phẫu thuật …

2. Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu?

Bà bầu là một trong những đối tượng để vi khuẩn uốn ván xâm nhập tốt nhất do trong quá trình sinh nở, chuyển dạ, cắt rốn trẻ hay bà bầu sinh mổ … Vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua đường máu gây nhiễm trùng uốn ván cho cả mẹ và con.

Do vậy mà bà bầu là đối tượng cần thiết phải tiêm phòng uốn ván, giúp cơ thể mẹ tạo kháng thể, tránh lây nhiễm cho con và phòng tránh nguy cơ gây nhiễm trùng uốn ván trong quá trình chuyển dạ sinh nở. Việc mẹ bầu tiêm vacxin phòng uốn ván còn giảm được nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau sinh cho mẹ và bé.

3. Lịch tiêm uốn ván như thế nào?

Tiêm phòng uốn ván rất cần thiết. Tuy nhiên không thể tùy tiện tiêm phòng mà cần phải tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng:

- Tuân thủ về tuổi thai

- Số lần mang thai của mẹ bầu

- Khoảng cách giữa lần mang thai

- Số tháng của thai nhi

Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng các mũi uốn ván theo các mốc quy định bằng 5 mũi tiêm như sau:

- Mũi 1: Tiêm sớm trong lúc có thai lần đầu hoặc trong giai đoạn sinh nở

- Mũi 2: Tiêm ít nhất là cách 1 tháng sau khi tiêm mũi 1

- Mũi 3: Tiêm ít nhất vào thời điểm 6 tháng đến 1 năm sau khi tiêm mũi 2 hoặc lúc mang thai lần sau

- Mũi 4: Tiêm ít nhất 1 - 5 năm sau lịch tiêm mũi 3 hoặc trong lần mang thai lần sau

- Mũi 5: Tiêm mũi thứ 5 sẽ cách mũi thứ 4 ít nhất 1-10 năm hoặc trong lần mang thai tiếp theo

3.1. Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu

Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ chắc chắn đã tiêm hay chưa thì thai phụ cần tiêm ít nhất 2 mũi tiêm phòng uốn ván trước khi sinh:

Mũi 1: Tiêm vào khoảng tuần 16-20 hoặc có thể tiêm dựa vào lịch có của cơ sở ý tế, có thể tiêm càng sớm càng tốt.

Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng. Nhưng cần được tiêm trước khi sinh 30 ngày để giúp cơ thể có thời gian tạo kháng thể

Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? - Ảnh 2.

Mẹ bầu cần tiêm 2 mũi uốn ván (Ảnh: Internet)

3.2. Đối với phụ nữ đã từng mang thai

Nếu mẹ bầu đã từng sinh con trước đó có tiêm phòng uốn ván rồi. Trong vòng 5 năm chưa tiêm thì cần tiêm nhắc lại mũi 1 khi mang thai ở tuần 24. Còn nếu cách lần tiêm chủng trước hơn 5 năm thì thai phụ nên tiêm đầy đủ 2 mũi như khi mang thai lần đầu.

4. Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Theo các bác sĩ thì mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bị lỡ tiêm uốn ván mũi 2. Bởi vì thực tế cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu quên tiêm phòng uốn ván mũi 2 những trước và sau khi sinh vẫn khỏe mạnh bình thường.

Nếu trường hợp mẹ bầu quên tiêm mũi 2 những vẫn chưa sinh thì có thể đặt lịch để tiêm nếu thai kỳ của bạn vẫn cách ngày sinh khoảng 30 ngày. Bởi sau khi tiêm phòng xong thì cần thời gian khoảng 30 ngày để cơ thể sinh kháng thể.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng muộn quá cũng sẽ không tốt bằng việc tiêm phòng sớm, bởi có thể hiệu quả bảo vệ sẽ không được cao. Vì vậy khi mang thai, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ về lịch tiêm chủng cần thiết để tham gia tiêm đầy đủ, tránh bỏ sót, quên hay tiêm muộn.

5. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm cách nhau bao lâu?

Theo lịch tiêm phòng uốn ván thì khoảng cách tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 là từ 4-6 tuần. Với mũi 2 tiêm sau cần đảm bảo tiêm ít nhất trước 30 ngày khi sinh. Vậy nên, để đảm bảo hiệu quả bảo vệ phòng uốn ván tốt cho mẹ bầu, thì nên tham gia tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Như vậy, việc mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn cũng không cần lo lắng quá, mẹ bầu có thể đăng ký lịch tiêm bổ sung ngày nếu thai kỳ vẫn cách ngày dự sinh ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị quên có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng uốn ván trong khi sinh nở thì ngay khi có kế hoạch sinh con bố mẹ nên chú ý lịch tiêm để không bị quên lịch.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm