Mẹ hút thuốc lá, gần 40% con sinh ra bị tâm thần phân liệt

14/03/2017 - 12:04
Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại trường Y tế Công cộng Mailman, Viện Tâm thần bang New York (Mỹ) và các nhà khoa học Phần Lan, việc hút thuốc lá trong giai đoạn thai kỳ của người mẹ làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ.
Các nhà khoa học đã đánh giá gần 1.000 trường hợp bị bệnh tâm thần phân liệt trong số các trẻ được sinh ở Phần Lan và phát hiện, nồng độ nicotin trong máu người mẹ gia tăng, làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt cho trẻ. Nghiên cứu này là bằng chứng lớn nhất cho đến nay, xác định việc hút thuốc lá trong thai kỳ của người mẹ có liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở đứa con sinh ra.

Theo nhóm nghiên cứu, cơ chế gây bệnh tâm thần phân liệt cho đứa con trong bụng khi thai phụ hút thuốc lá là khi lượng nicotin trong máu mẹ gia tăng, sẽ theo nhau thai vào dòng máu của thai nhi, rồi đến não gây những bất thường cho sự phát triển thần kinh của trẻ. Ngoài ra, việc tiếp xúc sớm với nicotin đã kích thích những thay đổi về di truyền, ảnh hưởng đến việc hình thành những kết nối của các tế bào não, kéo dài cả khi trẻ được sinh ra. Từ đó tạo nên những thay đổi ở trẻ như: Rối loạn tăng động giảm chú ý, nghiện và các rối loạn về hành vi.
tranh-hut-thuoc-khi-mang-thai.jpg
Việc hút thuốc lá trong giai đoạn thai kỳ của người mẹ làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em
Theo thống kê, có đến 38% người mẹ hút thuốc lá gây bệnh tâm thần phân liệt cho trẻ. Những dấu hiệu sau giúp người mẹ nhận biết bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ:

Bệnh tâm thần phân liệt: Giai đoạn khởi phát, trẻ hay bị mất ngủ, học tập kém, lo âu, cáu gắt, đau đầu, thu mình, mau quên. Giai đoạn toàn phát: Trẻ nói một mình, cho rằng có người đang âm mưu hại mình, nghe tiếng nói trong đầu.

Rối loạn tăng động giảm chú ý: Trẻ hay mơ màng; không tuân theo các chỉ dẫn và không chú ý lắng nghe khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động có tính tổ chức; dễ bị phân tâm; hay cựa quậy tay chân; nói quá nhiều, cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác...

Khi cha mẹ thấy con có biểu hiện trên, dù trước đó người mẹ có hay không hút thuốc khi mang thai, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và can thiệp kịp thời. Theo các chuyên gia y tế, để tránh trẻ bị tâm thần phân liệt, người mẹ không nên hút thuốc lá, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ.

Bên cạnh đó, cần tránh hút thuốc lá thụ động. Người thân nên bỏ thuốc lá, đặc biệt là khi gia đình có người mang thai.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm