Chị Thanh Tâm kính mến!
Bố tôi mất từ khi anh em tôi còn nhỏ, một mình mẹ làm lụng vất vả nuôi chúng tôi khôn lớn. 18 tuổi tôi nhập ngũ, em tôi ở nhà tham gia lao động trong hợp tác xã cùng mẹ. Vài năm sau, em tôi cũng nhập ngũ rồi trở thành liệt sĩ sau một trận chiến.
Mẹ tôi ở nhà lủi thủi một mình. Ít lâu sau, tôi nghe đồn bà có quan hệ tình cảm với một người đàn ông trong làng. Ông ta đã có vợ con nhưng chuyên đi tán tỉnh những người phụ nữ góa bụa, cô đơn. Khi tôi trở về thì họ đã có với nhau một cậu con trai.
Tôi tìm mọi cách buộc bà phải trả lại đứa trẻ cho gia đình ông ta và chấm dứt mọi quan hệ với họ. Mẹ tôi phản kháng rất quyết liệt nhưng cuối cùng bà cũng làm theo ý tôi và kể từ đó, tôi không còn thấy họ qua lại với nhau nữa.
Tôi tìm mọi cách buộc bà phải trả lại đứa trẻ cho gia đình ông ta và chấm dứt mọi quan hệ với họ. Mẹ tôi phản kháng rất quyết liệt nhưng cuối cùng bà cũng làm theo ý tôi và kể từ đó, tôi không còn thấy họ qua lại với nhau nữa.
Tôi xây dựng gia đình với một cô gái trong làng rồi trở thành công nhân kĩ thuật. Thời gian tôi đi làm xa, tôi luôn dặn vợ phải để ý, canh chừng mẹ, tránh việc mẹ lén lút qua lại với cậu con trai riêng. Cậu ta lớn lên cũng đi bộ đội.
Khi xuất ngũ, cậu ta mua quà bánh đến nhà xin tôi cho cậu ta nhận mẹ nhưng tôi từ chối, mẹ tôi cũng không dám nhận con. Với tôi, cậu ta như bằng chứng sống về tội lỗi của mẹ, vì chuyện đó mà gia đình tôi bị nhiều người mỉa mai, chê cười.
Thời gian trôi qua, mọi chuyện lắng xuống, cho đến ngày mẹ tôi ốm. Khi biết mình không thể qua khỏi, bà đã cầu xin tôi cho bà được nhận cậu con trai riêng, bà còn muốn có cậu ta bên cạnh khi bà nhắm mắt. Dù rất thương bà nhưng tôi vẫn quyết từ chối vì không muốn một lần nữa bị thiên hạ chê cười.
Tôi không thể vượt qua được sĩ diện của mình, không thể đối mặt được với dư luận nhưng cũng không thể làm ngơ được trước lời khẩn cầu của mẹ. Xin chị cho tôi một lời khuyên, tôi nên làm gì trong hoàn cảnh trớ trêu này?
Phạm Hà (Hưng Yên)
Anh Hà thân mến!
Đối mặt với dư luận luôn là chuyện khó nhưng dư luận bao giờ cũng có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau. Một khi chuyện đã xảy ra thì giải quyết theo hướng nào cũng có mặt trái của nó. Việc anh không cho mẹ nhận con riêng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, khiến họ không thể gặp nhau chứ không thể phủ nhận mối quan hệ mẹ con của họ.
Khi anh làm thế, có thể nhiều người cho rằng anh nhẫn tâm chia cắt họ. Còn nếu anh để họ nhận nhau, có thể có người chê cười nhưng cũng có nhiều người sẽ thông cảm.
Khi anh làm thế, có thể nhiều người cho rằng anh nhẫn tâm chia cắt họ. Còn nếu anh để họ nhận nhau, có thể có người chê cười nhưng cũng có nhiều người sẽ thông cảm.
Trước đây, xã hội có định kiến nặng nề đối với những người có hoàn cảnh như mẹ anh. Nhưng ngày nay, quan điểm của nhiều người đã cởi mở hơn, nhân văn hơn.
Tôi nghĩ mẹ anh vì danh dự của anh, của gia đình mà âm thầm chịu đựng sự chia cắt với con đẻ của bà suốt những năm tháng qua, đó cũng là sự cố gắng rất lớn của người mẹ muốn làm yên lòng con.
Nếu anh thử đặt mình vào hoàn cảnh của mẹ anh và thấu hiểu nỗi đau của một người có con mà không dám nhận, không được chăm sóc, nuôi nấng thì anh sẽ tự nhận thấy mình nên làm gì trong hoàn cảnh này.
Chúc anh mạnh mẽ để có được quyết định sáng suốt, kịp thời, không tiếm quyền, bắt mẹ phải làm theo suy nghĩ của mình.
Tôi nghĩ mẹ anh vì danh dự của anh, của gia đình mà âm thầm chịu đựng sự chia cắt với con đẻ của bà suốt những năm tháng qua, đó cũng là sự cố gắng rất lớn của người mẹ muốn làm yên lòng con.
Nếu anh thử đặt mình vào hoàn cảnh của mẹ anh và thấu hiểu nỗi đau của một người có con mà không dám nhận, không được chăm sóc, nuôi nấng thì anh sẽ tự nhận thấy mình nên làm gì trong hoàn cảnh này.
Chúc anh mạnh mẽ để có được quyết định sáng suốt, kịp thời, không tiếm quyền, bắt mẹ phải làm theo suy nghĩ của mình.