Mốt làm đẹp gót chân nở rộ: Nhìn thôi đã thấy xót mà ai cũng mê

Jay
20/02/2021 - 16:00
Mốt làm đẹp gót chân nở rộ: Nhìn thôi đã thấy xót mà ai cũng mê
Dạo gần đây, phái đẹp chia sẻ rất nhiều về cách mài hay chà gót chân, vậy phương pháp làm đẹp này có thực sự an toàn?

Ngày nay có rất nhiều các phương pháp làm đẹp mới giúp mọi người, nhất là phụ nữ xinh đẹp hoàn hảo ở mọi mặt khác nhau. Hay nói cách khác là đẹp từ đầu đến chân. Trong đó, phương pháp mài hay chà tế bào hư tổn, chai sạn cho gót chân đang rất được ưa chuộng và trở nên rầm rộ trong năm 2021. Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng biện pháp mài da hư tổn ở gót chân chưa thực sự được đông đảo mọi người biết đến. Vậy phương pháp này có thực sự an toàn và lành mạnh hay không?

Tác dụng của phương pháp mài da gót chân

Chân là bộ phận thường xuyên phải ma sát với giày dép, nền đất, sàn nhà nên lớp da ở bộ phận này thường rất dễ bị chai sạn, cứng ngắt với phụ nữ là điều không mấy hoàn hảo. Khi đi giày cao gót, dép hay sandal, lớp da chai sạn, vàng xỉn này dễ gây mất thiện cảm với người đối diện. Do đó, phương pháp mài da bị chai giúp gót chân mềm mại, trắng hồng hơn. 

Bên cạnh đó, một số người mắc phải tình trạng da chân nứt nẻ, thâm đen vì bụi bẩn bám vào lâu ngày cũng sử dụng phương pháp làm đẹp này để sở hữu đôi gót hồng mềm mại, cuốn hút hơn. 

Những người có phần da gót chân chai sạn, ố vàng và nứt nẻ nên mài sạch để vị trí này trở nên mềm mại, hồng hào hơn.

Gót chân nứt nẻ và chai sạn khi để lâu rất dễ bị viêm, nứt toác làm rướm máu, nhiễm trùng. Do đó, bạn phải làm sạch để da mới tái tạo trở lại, gót chân mềm mịn, khỏe đẹp hơn.

Khi nào cần sử dụng phương pháp mài da gót chân?

Mặc dù là phương pháp làm đẹp bên ngoài, không tác động đến bên trong cơ thể nhưng phải vận dụng đúng đắn việc mài da gót chân mới thực sự an toàn đối với mọi người. Nói cách khác, không phải ai, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. 

Đối với những người có lớp da ở gót chân chai sần, lớp tế bào chết dày cộm và ố vàng, việc mài gót chân mới nên được thực hiện. Ngược lại, da chân mỏng, mềm mại nên hạn chế sử dụng biện pháp này vì dao mài có thể làm da mỏng hơn, dễ tổn thương khi đi lại, mang giày nhiều giờ đồng hồ.

Khi lớp da chân chai sần nhưng vết nứt không làm chảy máu, không đau rát, bạn mới được mài sạch, hạn chế áp dụng với đôi chân đang rướm máu vì rất dễ nhiễm trùng, viêm nấm da. 

Chỉ mài tế bào chết khi da ở gót chân chai sần, dày. Hạn chế thực hiện với những người có da chân mỏng manh.

Khi da gót chân chai sạn và nứt nẻ nhưng không hình thành vết thương hở, gây đau rát, bạn mới được thực hiện phương pháp làm đẹp này.

Cách thức thực hiện phương pháp mài da gót chân

Bước 1: Ngâm chân trong nước

Da bị chai do đi lại nhiều ngày rất cứng, co lại rất khó để vệ sinh, tẩy sạch, vì vậy, bạn phải ngâm chân trong nước lạnh hoặc nước ấm để chúng giãn nở và mềm hơn. Chỉ nên ngâm trong khoảng 10 - 15 phút vì ngâm quá lâu sẽ làm phần da bên trong mềm ra, khi mài dễ phạm vào làm chảy máu, trầy xước. 

Phải ngâm chân trong nước trước để làm mềm da, dễ dàng vệ sinh hơn.

Bước 2: Dùng dụng cụ chuyên dụng để mài

Tiếp theo, các chuyên viên sẽ dụng các cây mài chuyên dụng để làm mỏng phần gót chân, loại sạch lớp da bị chai sần, ố vàng giúp bạn sở hữu đôi chân hoàn hảo. Quá trình này phải được thực hiện nhẹ nhàng, mài theo từng lớp mỏng để đảm bảo không cắt sâu vào trong da thịt.

Mài gót giúp đôi chân trong mềm mịn, hoàn hảo hơn.

Bước 3: Sử dụng kem dưỡng

Sau khi gót chân đã được vệ sinh và làm sạch đúng cách, các chuyên viên sẽ thoa lên một ít kem dưỡng hoặc tinh dầu để bảo vệ vùng da khỏi việc trầy xước khi đi lại. Trong trường hợp bị nấm da chân, bạn nên sử dụng thuốc đặc trị để sớm loại bỏ tình trạng này.

Sử dụng kem dưỡng để gót chân vừa mài xong mềm mại hơn, không bị chai sần trở lại.

Lưu ý khi mài gót chân

- Tránh việc tự mua dụng cụ về để mài tại nhà vì có thể bạn sẽ thực hiện sai cách, mài vào bên trong da thịt gây nên vết thương.

- Nên tìm đến cơ sở làm đẹp chất lượng để hiệu quả đạt được như mong muốn.

- Sau khi thực hiện, hãy áp dụng một số phương pháp dưỡng da chân từ tự nhiên như thoa dầu dừa vào ban đêm, ngâm chân với thảo dược... để tránh mắc trở lại tình trạng nấm da, nứt da chân.

- Không nên lạm dụng việc mài da chân trong thời gian ngắn vì rất dễ làm ảnh hưởng đến bàn chân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm