pnvnonline@phunuvietnam.vn
Một sao nữ có con gái học giỏi, được nhận bằng khen từ Tổng thống Mỹ
Thu Phương là một giọng ca được nhiều người yêu thích qua các bài hát như: Thuyền và biển; Biển, nỗi nhớ và em; Chưa bao giờ,... Trong những năm 1990, cô là ca sỹ đắt show. Thế nhưng, khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao thì giọng ca sinh năm 1974 sang Mỹ định cư, chấm dứt mọi hoạt động tại nước nhà.
Về đời tư, trước khi đến với Dũng Taylor, Thu Phương từng có cuộc hôn nhân với Huy MC. Hiện tại, cô có 4 người con, 2 người con với chồng cũ Huy MC và 2 người con với bạn đời hiện tại. Trong đó, Shirley (tên Tiếng Việt là Thanh Thảo) là người con chung của Thu Phương với chồng cũ Huy MC. Cô bé sở hữu ngoại hình cực kỳ cá tính với khuyên xỏ mũi và mái tóc nhuộm màu. Bên cạnh đó, Shirley còn có thành tích học tập "không phải dạng vừa".
Con gái cá tính của Thu Phương.
Tốt nghiệp đứng đầu trường, vinh dự được Tổng thống Mỹ ký tặng bằng khen
Trên trang cá nhân, Dũng Taylor không ít lần chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện về cô con gái Shirley. 8 năm trước, khi còn học cấp 2, Shirley từng khiến mẹ và bố dượng vô cùng tự hào khi đạt được thành tích học tập xuất sắc.
Theo chia sẻ của Dũng Taylor, Shirley khi đó tốt nghiệp cấp 2 với thành tích cao, được nhận bằng khen do Tổng thống Mỹ Barack Obama ký tặng. Được biết thành tích tốt nghiệp cấp 2 với số điểm đứng đầu trường đã giúp cô nàng Shirley nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ.
Nói về chuyện học tập của Shirley, vào thời điểm cô gái trẻ chuẩn bị vào đại học, Dũng Taylor từng chia sẻ: "Tôi còn nhớ ngày đầu tiên đưa con gái đến trường học ở Mỹ cả hai bố con ôm nhau khóc vì cô con gái không biết tiếng Anh và sợ vào lớp một mình. Thế là tôi phải đứng bên ngoài lớp mỗi ngày một tiếng để cháu yên tâm. Một tháng sau đâu vào đó và cháu đã bắt đầu cuộc sống mới".
Từ không biết tiếng Anh đến việc được nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ, có thể thấy Shirley đã học tập rất chăm chỉ, không ngừng nỗ lực.
Được bố dượng dạy dỗ cẩn thận
Dù không phải ruột thịt nhưng Shirley và bố dượng Dũng Taylor vô cùng thân thiết, gần gũi. Trong cuộc sống hàng ngày, cô gái trẻ được bố dượng dạy dỗ vô cùng cẩn thận từ những điều nhỏ nhặt đến các kỹ năng sống, cách quản lý tài chính, dạy con sống tự lập,... Shirley là con gái nhưng được bố dượng dạy cả những kỹ năng bảo quản xe ô tô như: rửa xe, hút bụi, lau kính, xem dầu nhớt, lốp,...
Thời điểm Shirley học cấp 2, Dũng Taylor từng chia sẻ một câu chuyện về cách dạy con đưa ra quyết định đúng đắn. Anh kể lại:
"Mẹ Phương đã nói với cô con gái 14 tuổi, Shirley nên đạp xe đến trường vì nhà cách trường chỉ có 10 phút, không nên đi xe auto. Lý do vì mẹ Phương muốn con gái hoạt động thêm còn bố đồng ý với ý kiến của mẹ nhưng với mục tiêu khác, bố muốn con gái nên chủ động mọi vấn đề trong đời sống của mình.
Khi đi chung với bạn mình sẽ lệ thuộc vào giờ giấc của bạn, nếu hôm nào một người trễ thì cả nhóm sẽ trễ, vài hôm nếu vui vẻ thi không sao, nhưng cái tuổi teen thì buổi nắng buổi mưa bất thường sẽ ảnh hưởng đến việc đi đứng của con gái. Tuy bố mẹ khuyên nên đạp xe nhưng sau hai tuần cô con gái vẫn chưa thực hiện.
Hôm nay sau khi mẹ cô bạn đỗ xe trước nhà, cô con gái Shirley thấy bố mẹ nhưng rất bình thản bước vào nhà coi như không hề có chuyện gì. Bố gọi con gái và hỏi "Sau con vẫn không đạp xe đi học?". Nếu con có thể đưa ra một lý do thuyết phục bố mẹ thì con được tự quyền quyết định. Sau 10 phút suy nghĩ cô con gái Shirley chỉ nói rằng "Con thích đi chung với bạn".
Bố giải thích rằng mỗi ngày con gặp bạn bè của con từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cuối tuần còn hẹn hò bạn bè đi party, shopping, xem phim,... như thế thời gian cho bạn vẫn chưa đủ hay sao? Bố giải thích những lý do bố mẹ muốn cô con gái Shirley đạp xe đi học và khi chơi với bạn mình nên làm gương cho bạn, không nên hùa theo.
Nếu họ thật sự là bạn của con và họ cũng có nhu cầu đi chung con đến trường thì họ sẽ nhận ra được việc đạp xe đến trường là tốt hơn ngồi auto đến trường. Nếu không đạp xe thì đi bộ đến trường vì từ nhà đến trường chỉ có 10 phút đi bộ mà thôi.
Sau khi không nghĩ ra được lý do thuyết phục bố mẹ, cô con gái Shirley rớm rớm nước mắt và nói: "Vậy là bố mẹ ép con phải đạp xe đi học rồi".
Bố: Đúng! Bố mẹ đã tin tưởng con nên đã khuyên bảo, định hướng cho con và để con tự quyết định nhưng con vẫn không có những quyết định đúng thì bố mẹ phải quyết định cho con. Khi con đến tuổi 18, tuổi trưởng thành, tuổi tự quyền quyết định và tự gánh chịu hậu quả thì lúc đó con toàn quyền quyết định.
Shirley: Nhưng con muốn đi học chung với bạn.
Bố: Vậy thì nói với bạn đạp xe cùng con hoặc đi bộ cùng con. Bây giờ bố khuyên con sau khi khóc rồi, đi lau mặt cho tươi tỉnh rồi mang chiếc xe đạp trị giá $400 USD mà tự tay con chọn cách đây 6 tháng ra. Bố sẽ cùng con lau chùi xe sạch sẽ để sáng mai đạp đến trường.
Shirley: Tại sao bố mẹ lại không cho con tự quyết định.
Bố: Như bố đã nói, khi con không có những quyết định đúng thì bố mẹ phải quyết định cho con cũng như khi bố mẹ vắng nhà và con trông coi em Barry, khi Barry có những quyết định sai thì con là người quyết định, có đúng không?
Bây giờ có thể con không đồng ý với bố nhưng con cần phải tôn trọng quyết định của bố mẹ và con nên ghi nhớ rằng, khi trưởng thành cái điều mà mọi người thường nói với bản thân họ là "Ước gì tôi nghe lời bố mẹ sớm hơn hoặc ước gì lúc đó tôi có bố mẹ khuyên bảo tôi".
Cách dạy con của Dũng Taylor sau đó nhận được nhiều sự ngợi khen.