Mùa lạnh, dùng lá xương sông giúp khỏe xương, trị ho

Tiểu Vy
11/12/2022 - 07:16
Trong mùa đông, thật thiếu sót nếu các gia đình không cất sẵn một nắm lá xương sông trong nhà, vừa dùng làm gia vị trong nấu nướng, vừa dùng để trị bệnh cực hiệu quả.

Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết lá cây xương sông vị đắng hơi cay, tính ấm, không độc, thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa…

Cây-xương-sông-chữa-bệnh-gì.jpeg

Trong 100g lá xương sông có 82,5g nước, 2g protein, 1,3g đường, 2,9g chất xơ, canxi, sắt, phospho, vitamin B1, B2, Pp, C. Lá chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chính là limonen, p-cymene và methylthymol.

Vị lương y nhấn mạnh rằng, lá xương sông là một vị thuốc điều trị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, tê thấp... vì vậy vào mùa đông có thể dùng chúng để nấu canh cá, canh thịt ăn giải cảm. Lá giã nhuyễn hòa nước nóng, lọc lấy nước uống chữa phong hàn.

Lá xương sông trị được nhiều căn bệnh mùa lạnh

1. Trị ho sốt kéo dài

Cách làm: Lấy xương sông, địa cốt bì, kinh giới, vỏ rễ đậu, chua me đất mỗi thứ 8g đem sắc lấy nước uống sẽ đỡ dần rồi khỏi.

2. Chữa nổi mẩn khắp mình

Cách làm: Lấy 12g xương sông, 12g lá khế, 6g chua me đất đem đi giã nhuyễn, hòa với nước lọc rồi lấy nước uống. Phần bã xoa khắp mình.

Thanh-pham-2-2-2349-1648630112.jpeg

3. Trị chứng thấp khớp, đau nhức xương khớp

Cách làm: Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải sạch chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm.

4. Chữa trúng phong hàn

Cách làm: Lá xương sông cùng lá xương bồ giã nhuyễn, hòa nước nóng, lọc lấy nước uống hoặc sắc uống.

5. Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa

Cách làm: Dùng 15-20g lá xương sông khô sắc lên hoặc cho vào nước ấm, đun sôi để uống.

mon-canh-giup-chi-em-0-2m7oow.jpeg

6. Chữa viêm họng

Cách làm: Dùng 5-10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm. Dùng lá xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm. Thực hiện đều đặn 5-7 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.

7. Chữa ho thông thường

Cách làm: Sử dụng lá xương sông, lá hẹ, lá húng chanh mỗi thứ 10g. Cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm.

8. Chữa dị ứng, nổi mề đay

Cách làm: Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau (5-10 lá), lá chua me đất lượng bằng 1/2 lá xương sông. Đem đi rửa sạch, giã nát, hòa nước uống còn bã xoa lên chỗ nổi mề đay.

9. Chữa chảy máu cam

Cách làm: Dùng 2-3 lá xương sông rửa sạch, vò nát nhét vào lỗ mũi, rất công hiệu.

Lưu ý khi sử dụng lá xương sông làm thuốc

Xương sông là cây thuốc quý, nhưng đã là dược liệu thì cần tránh áp dụng sai cách vì có thể làm bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu... Vì vậy trước khi dùng cần gặp bác sĩ tư vấn cụ thể về liều lượng, cách dùng, thời gian điều trị... và nếu muốn dùng lá xương sông trong điều trị dài hạn cần tham vấn y khoa.

Mùa lạnh nhất định phải trữ sẵn một ít lá xương sông, dùng theo cách này sẽ khỏe xương, trị ho mà không cần dùng thuốc - Ảnh 4.

Bài thuốc trị thấp khớp từ cây xương sông chỉ có tác dụng giảm đau khi còn ấm. Do đó, trong quá trình sử dụng, nếu thuốc nguội, nên xào nóng lại hoặc thay đợt thuốc khác. 

Bên cạnh đó, nên kiểm tra độ nóng của thuốc trước khi đắp lên nơi sưng đau, bởi thuốc quá nóng có thể tác động xấu đến da và dây thần kinh cảm giác dưới da.

Người bệnh đau xương khớp có thể vừa đắp lá xương sông vừa massage nhẹ vùng đau để các dưỡng chất từ thuốc thấm sâu qua da. Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho khớp và giúp hồi phục nhanh chóng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm