Mùa mưa cần làm gì để không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh về da?

Nắng Mai
14/10/2020 - 15:07
Mùa mưa cần làm gì để không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh về da?
Thời tiết ẩm của mùa mưa tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn nấm mốc phát triển. Trong khi đó nếu mùa mưa mắc những sai lầm dưới đây sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh mùa mưa.

Vi khuẩn, virus tồn tại lâu hơn trong điều kiện thời tiết ẩm ướt của mùa mưa. Trong không khí, độ ẩm tăng cao cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Việc nắm rõ được cơ chế lây lan và các bệnh truyền nhiễm trong mùa mưa thì bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh mùa mưa.

Ngoài ra, việc dính phải nước mưa do sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến bạn không kịp chuẩn bị áo mưa và bị ướt. Để không bị cảm cúm, cảm lạnh vào mùa mưa khi dính mưa thì cần thực hiện những cách sau giúp đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

1. Nhanh chóng lau khô người

Việc cần được thực hiện đầu tiên khi trở về nhà mà gặp trời mưa và bị ướt mưa cần làm là lau khô người. Thời điểm ra ngoài bị ướt mưa trở về rất dễ khiến bạn mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh đường hô hấp.

Do đó, chỉ nên sử dụng khăn lau qua cơ thể mình. Sau đó thay bộ đồ mới để mặc. Hoặc có thể sử dụng khăn tắm để thấm quanh quần áo đang bị ướt.

Lưu ý, khi bị ướt mưa tuyệt đối không tắm liền vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh.

Mùa mưa cần làm gì để không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh về da? - Ảnh 2.

Lau khô người khi ra ngoài mưa về để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh - Ảnh Internet

2. Rửa sạch tay chân để tránh mắc bệnh về da

Thực tế, đi mưa trở về tắm luôn là điều không nên nhưng rửa sạch tay chân lại là điều cần thiết. Bởi vì nước mưa trên đường có thể làm bẩn tay chân bạn, các loại nước mưa, nước cống hoặc nước bắn khi đi xe, vũng nước đọng bẩn.

Điều này khiến người đi ra ngoài mưa trở về cần rửa tay chân sạch bằng xà phòng. Thói quen này có tác dụng giúp phòng tránh các bệnh về da. Sau khi rửa sạch thì nên lau tay chân khô.

3. Làm ấm cơ thể từ bên trong

Muốn ngăn ngừa các bệnh như hô hấp khi trời mưa thì sau khi làm khô cơ thể cần làm ấm cơ thể từ bên trong. Bạn có thể làm ấm cơ thể bằng cách uống một ly nước ấm hoặc pha trà gừng.

Uống nước ấm hoặc uống trà gừng đem lại tác dụng giúp cơ thể ấm lên. Ngoài ra, tay bạn có thể cầm một cốc nước ấm, điều này cũng giúp cơ thể đỡ lạnh.

Mùa mưa cần làm gì để không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh về da? - Ảnh 3.

Uống trà nóng có tác dụng giúp làm ấm cơ thể - Ảnh Internet

4. Đồ ăn, đồ uống lạnh khi trời mưa

Thời tiết mưa khiến cơ thể lạnh hơn, thời điểm này bạn không nên ăn các loại đồ uống hoặc đồ ăn lạnh. Đặc biệt sau khi đi mưa về không nên uống các loại đồ lạnh như: nước đá, kem, sữa chua, những đồ trong tủ lạnh.

Tuyệt đối không ngồi thẳng trước quạt hoặc máy lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.

5. Không lại gần đồ vật dễ nhiễm điện

Ở ngoài mưa về, khi tay chân còn ướt không nên vội vàng cầm vào điện thoại đang sạc hoặc các đồ vật có khả năng nhiễm điện cao như phích cắm,... vì có thể khiến bạn bị giật điện do nước và điện khắc nhau.

6. Vội vàng đi tắm

Vội vàng đi tắm là sai lầm của nhiều người khi chăm sóc sức khỏe mùa mưa. Đối với nhiều trường hợp đi mưa về thường vào ngay nhà tắm để tắm cho thoải mái. Tuy nhiên, việc tắm ngay sau khi đi ngoài mưa và bị ướt mưa là điều không nên.

Mùa mưa cần làm gì để không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh về da? - Ảnh 4.

Không nên tắm ngay vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh - Ảnh Internet

Nếu tắm ngay sau khi về nhà, nhiệt độ sẽ giảm đột ngột gây hại cho sức khỏe. Lúc này muốn bảo vệ sức khỏe cần chờ đến khi cơ thể tự lấy lại thân nhiệt ở nhiệt độ bình thường mới bắt đầu đi tắm.

Thời điểm nên tắm sau khi đi mưa về từ 30 đến 45 phút. Nên tắm bằng nước ấm để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn cũng như các tác nhân gây bệnh.

7. Xử lý khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm bệnh mùa mưa

Các bệnh lý mùa mưa thường gặp như bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp, bệnh về da,... có thể xảy ra.

Những trường hợp bị ướt mưa khiến bạn hắt xì liên tục, kèm theo dấu hiệu đau đầu, chóng mặt hay mệt mỏi và ho nhẹ thì nên giữ ấm cơ thể sau đó ăn cháo, uống trà nóng hoặc có thể xông hơi. Tuy nhiên tình trạng không giảm thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Nếu da xuất hiện tình trạng ngứa, sẩn ngứa thì cần lập tức rửa sạch vùng da có triệu chứng và mua thuốc để điều trị.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm