Mụn ở tuổi dậy thì có hết không? Cách xử lý mụn ở tuổi dậy thì

QN
05/05/2022 - 07:46
Mụn ở tuổi dậy thì có hết không? Cách xử lý mụn ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì khiến các bạn trẻ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Do đó, câu hỏi mọc mụn ở tuổi dậy thì có hết không và cách xử lý mụn ở tuổi như thế nào đã trở thành những vấn đề được quan tâm rất nhiều.

Sự xuất hiện của mụn trứng cá là một trong những vấn đề mà các bạn trẻ thường gặp nhất khi dậy thì. Mụn ở tuổi dậy thì mọc nhiều không chỉ làm mất thẩm mỹ, khiến bạn trẻ thiếu tự tin mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương da khác nhau. Vậy mụn ở tuổi dậy thì có hết được không và các bạn trẻ nên làm gì khi bị mụn trứng cá?

1. Vì sao thường bị mọc mụn ở tuổi dậy thì?

Bước vào tuổi dậy thì, hệ thống hormone trong cơ thể của các bạn trẻ có sự thay đổi rất mạnh mẽ, nhất là những hormone của hệ sinh dục. Dưới sự tác dụng của các hormone này khiến tuyến bã nhờn trên da phát triển một cách nhanh chóng.

Về bản chất, bã nhờn trên da là một công cụ của cơ thể để bảo vệ da tránh khỏi sự xâm nhập của các yếu tố bất lợi, giữ độ ẩm cho da,... Nhưng khi bã nhờn trên da được bài tiết một cách quá mức thì nó sẽ bị ứ đọng và làm bít tắc các lỗ chân lông. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và hình thành mụn trứng cá.

Chính vì sự xuất hiện mụn ở tuổi dậy thì thường liên quan đến sự hoạt động quá mức của các tuyến bã nhờn. Do đó, mụn cũng sẽ phân bố chủ yếu ở những nơi có nhiều tuyến bã nhờn như hai bên cánh mũi, cằm, trán, má,...

Bên cạnh đó, một số yếu tố bất lợi khác cũng có thể đóng góp vào việc xuất hiện mụn ở lứa tuổi dậy thì. Những yếu tố này có thể kể đến như thiếu kinh nghiệm chăm sóc và vệ sinh da, áp lực học hành, thường xuyên thức khuya, chế độ ăn không cân đối,...

2. Mụn ở tuổi dậy thì có hết không?

Như vậy về cơ bản chúng ta có thể hiểu rằng, sự xuất hiện của mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự biến động hormone trong giai đoạn này gây nên. Chính vì vậy, khi sự biến động này dần trở nên ổn định hơn vào thời điểm trẻ kết thúc dậy thì cũng là lúc tình trạng mụn bắt đầu thuyên giảm, thoái triển.

Do đó, với câu hỏi mụn ở tuổi dậy thì có hết không thì câu trả lời là có. Trong hầu hết các trường hợp thì các bạn trẻ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng mọc mụn của bản thân khi kết thúc giai đoạn dậy thì.

Mụn ở tuổi dậy thì có hết không? Cách xử lý mụn ở tuổi dậy thì   - Ảnh 1.

Mụn ở tuổi dậy thì có hết được không khiến nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, không phải khi nào mụn ở tuổi dậy thì cũng có thể biến mất một cách thuận lợi. Có không ít các trường hợp mà các bạn trẻ vẫn phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá nặng nề kể cả sau khi giai đoạn dậy thì đã kết thúc. Với các trường hợp này rất khó để mụn có thể tự hết mà không để lại di chứng cho da mà sẽ cần đến các biện pháp điều trị mụn một cách tích cực.

Đọc thêm:

 Nếu vẫn giữ thói quen làm hại da này, đừng hỏi vì sao chăm sóc da đến mấy da vẫn xỉn màu

 Nguyên nhân khiến da bị nổi mụn? Uống gì cho mát gan hết mụn?

3. Cách xử lý khi bị mọc mụn ở tuổi dậy thì

Mặc dù mụn ở tuổi dậy thì có thể hết trong phần lớn các trường hợp, nhưng nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách khi bị mụn sẽ có khả năng để lại nhiều hậu quả nặng nề cho da. Dưới đây là một số biện pháp xử lý mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả mà các bạn trẻ và phụ huynh có thể tham khảo:

Giữ vệ sinh làn da

Các bạn trẻ cần được hướng dẫn và thực hiện giữ vệ sinh da đúng cách để giữ da luôn sạch sẽ, tránh sự tích tụ của chất nhờn và vi khuẩn. Khi da của bạn trẻ có nhiều bã nhờn và không thể làm sạch hoàn toàn chỉ với nước, có thể sử dụng thêm các loại sữa rửa mặt thích hợp để làm sạch da sâu hơn.

Đồng thời cũng cần tránh để da phải tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm, bụi bẩn và vi khuẩn bằng các biện pháp như không xoa tay lên mặt, đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc đến nơi nhiều khói bụi, gội đầu sạch sẽ mỗi ngày để tránh chất bẩn từ tóc dính vào da mặt,...

Lấy nhân mụn khi cần thiết

Với những trường hợp mụn có cồi hoặc nhân cứng, chắc thì nhân mụn sẽ cần phải được lấy ra để mụn có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc lấy nhân mụn cần phải được thực hiện đúng cách, tránh làm tổn thương da khi lấy nhân mụn.

Nên tiến hành vệ sinh và làm mềm da kỹ lưỡng trước khi lấy nhân mụn, đồng thời phải vệ sinh tay cũng như các dụng cụ hỗ trợ thật sạch sẽ. Động tác thực hiện lấy nhân mụn phải nhẹ nhàng, không cố gắng lấy nhân mụn nếu ở quá sâu,...

Điều trị bằng thuốc

Với các trường hợp bị mụn ở tuổi dậy thì nặng, bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc khác nhau để cải thiện tình trạng mụn trứng cá của trẻ. Các loại thuốc này thường có chứa những thành phần gây bào mòn da, các hoạt chất kháng sinh hoặc đôi khi là sự phối hợp của cả hai.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trị mụn đặc hiệu cho trẻ trong độ tuổi dậy thì cần phải thực sự thận trọng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp trẻ được điều trị theo phác đồ thích hợp nhất, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Mụn ở tuổi dậy thì có hết không? Cách xử lý mụn ở tuổi dậy thì   - Ảnh 2.

Khi cần thiết, một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị mụn ở tuổi dậy thì - Ảnh: Internet

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hay học tập cũng đều là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng mụn trứng cá của trẻ.

Để cải thiện tình trạng mụn ở tuổi dậy thì, các bạn trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (uống nhiều nước, tăng cường bổ sung các loại chất xơ và kẽm, tránh sử dụng các đồ ăn chứa nhiều đường hoặc đồ ăn chế biến sẵn,...), đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh căng thẳng quá mức, không lạm dụng các loại chất kích thích (trà, cà phê,...), tập thể dục đều đặn.

Qua đây có thể thấy rằng, với vấn đề mụn ở tuổi dậy thì có thể hết không thì câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, việc trang bị kiến thức về xử lý mụn ở tuổi dậy thì cũng là điều hết sức cần thiết để giúp các bạn trẻ có thể vượt qua được giai đoạn này dễ dàng hơn.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm