pnvnonline@phunuvietnam.vn
Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Đặc điểm của muỗi vằn gây bệnh
1. Nhận biết đặc điểm muỗi vằn sốt xuất huyết
Trước khi tìm lời giải cho thắc mắc muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, chúng ta cần nhận biết được loại muỗi này, chúng có đặc điểm gì khác so với muỗi thông thường không? Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, không phải cứ muỗi đốt là bị sốt xuất huyết. Loại muỗi gây sốt xuất huyết là muỗi vằn, tên khoa học là muỗi Aedes.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có nhiều đặc điểm về hình thái dễ dàng phân biệt với các loại muỗi không gây bệnh bằng mắt thường. Cụ thể một số đặc điểm nhận dạng muỗi vằn sốt xuất huyết như sau:
- Muỗi nhỏ, bay nhanh, ở bụng và chân có các vằn (vằn nâu trắng hoặc đen trắng).
- Muỗi vằn Aedes không đốt vào nửa đêm mà hoạt động nhiều vào khi ánh sáng chạng vạng như chiều tối và sáng sớm. Tại những căn phòng ánh sáng yếu, nó cũng hoạt động cả ngày.
- Trong nhà, muỗi vằn thường đậu ở những chỗ treo quần áo, đặc biệt quần áo sẫm màu.
- Muỗi vằn đẻ trứng ở những khu vực ao tù nước đọng hay bất cứ vật dụng nào có đọng nước ở nơi ẩm thấp.
Muối vằn nhỏ, bay nhanh, ở bụng và chân có các vằn (vằn nâu hoặc đen trắng) (Nguồn ảnh: Internet)
- Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, đốt người xong muỗi có chết không? Vòng đời của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết lên tới 20 - 40 ngày.
2. Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt những ai?
Bất cứ ai sinh sống hoặc tiếp xúc với khu vực muỗi cư trú đều có thể bị đốt và mắc bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, những người thuộc các nhóm đối tượng sau đây có khả năng bị muỗi vằn sốt xuất huyết đốt cao hơn cả:
- Những người thường xuyên ra mồ hôi, loài muỗi này rất dễ bị thu hút bởi acid lactic có trong mồ hôi.
- Những người mang nhóm máu O thường thu hút muỗi vằn nhiều hơn cả.
- Những người uống nhiều rượu bia xong cũng dễ dàng thu hút loại muỗi này.
- Những người có mùi cơ thể, đặc biệt là mùi hơi thở chứa nhiều khí cacbonic.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ muỗi vằn đốt ở những phụ nữ mang thai cao gấp đôi so với người thường.
3. Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?
Thông thường sau khi bị muỗi chứa virus đốt, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3->14 ngày (trung bình từ 3-> 10 ngày). Sau giai đoạn ủ bệnh sẽ là giai đoạn phát bệnh. Ban đầu người bệnh sẽ bị sốt kèm theo những biểu hiện không đặc biệt nên dễ bị nhầm lẫn sang cảm cúm. Tuy nhiên, người bị sốt xuất huyết sẽ bị sốt cao, liên tục kéo dài (39-40 độ) từ 2 -> 7 ngày. Sau đó sốt sẽ giảm dần do virus sốt xuất huyết không còn nhiều trong máu. Đi kèm với sốt cao, người bệnh có thể có những triệu chứng sau đây:
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân
- Đau nhức 2 hốc mắt
- Mặt đỏ ửng, họng đỏ ửng nhưng không có cảm giác đau
- Sưng hạch bạch huyết
- Phát ban hoặc ngứa
Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? (Ảnh: Internet)
Tiếp theo là giai đoạn nặng nhất của bệnh (hay còn gọi là giai đoạn xuất huyết). Giai đoạn này xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7Gia sau khi phát bệnh, đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm do bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh có thể không còn bị sốt cao nhưng điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngược lại, lúc này cần phải theo dõi sát sao các dấu hiệu sau vì bệnh rất có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng:
- Thở gấp
- Cảm thấy bứt rứt
- Chảy máu chân răng
- Nôn dai dẳng
- Đau bụng cấp
Khi nghi ngờ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu vì nếu không cấp cứu kịp có thể khiến:
- Người bệnh bị thoát huyết tương dẫn đến ứ dịch, sốc kèm hoặc không kèm suy hô hấp
- Suy tạng nặng
- Xuất huyết nặng
Sốc sốt xuất huyết có thể gây hạ huyết áp, suy tuần hoàn và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Người bệnh có thể vong sau 8-24h kể từ khi xuất hiện dấu hiệu suy tuần hoàn.
Giai đoạn xuất huyết xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi phát bệnh. (Nguồn ảnh: Internet).
Xem thêm: Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
4. Phòng tránh sốt xuất huyết
Để phòng tránh sốt xuất huyết, chúng ta cần loại bỏ môi trường sinh sống của muỗi vằn và phòng tránh muỗi đốt bằng cách:
- Dọn dẹp, loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản như các dụng cụ chứa nước mưa hoặc nước thải sinh hoạt
- Đậy nắp các bể nước
- Thường xuyên thau rửa các bể chứa nước để loại trừ trứng muỗi, ngăn ngừa việc trứng muỗi phát triển thành muỗi trưởng thành
- Ngủ màn, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
- Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng khi dịch bùng phát
- Kêu gọi mọi người tham gia chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết
- Phát hiện các biểu hiện lâm sàng và theo dõi tình trạng bệnh của người bị sốt xuất huyết để tránh tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết gây ra
Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, những người hay bị muỗi đốt, muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết và cách phòng tránh dịch sốt xuất huyết.