Năm 2024 sẽ có người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng?

Thu Sương
10/02/2024 - 07:01
Năm 2024 sẽ có người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng?

Phi hành gia Christina Koch

Dự kiến vào tháng 11/2024, Artemis 2 sẽ đánh dấu chuyến bay có người lái đầu tiên sau hơn 50 năm kể từ chương trình Apollo. Người phụ nữ duy nhất trong phi hành đoàn gồm 4 người lần này là Christina Koch (44 tuổi), phi hành gia người Mỹ.

Sứ mệnh đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 2024 mang tên "Chiến dịch Artemis", được đặt theo tên nữ thần Mặt Trăng Artemis và là chị gái song sinh của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp. Toàn bộ chương trình Artemis 2 là nỗ lực của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gồm 4 giai đoạn và chi phí cho mỗi giai đoạn lên tới hơn 4 tỷ USD. 

Năm 2024 sẽ có người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng?- Ảnh 1.

Christina Koch (44 tuổi), phi hành gia người Mỹ

Nhiệm vụ Artemis II kéo dài 10 ngày, sẽ thử nghiệm hệ thống phóng tên lửa trong không gian của NASA cũng như các hệ thống hỗ trợ sự sống trên tàu vũ trụ Orion. Người phụ nữ duy nhất trong phi hành đoàn lần này là Christina Koch. Cô Koch sẽ hỗ trợ Artemis 2 bằng kinh nghiệm về kỹ thuật và làm việc trong không gian. 

Ngay từ nhỏ, Koch đã quan tâm đến khám phá không gian. Cô được truyền cảm hứng khi xem trên ti vi các vụ phóng tàu con thoi và mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành phi hành gia.

Năm 2024 sẽ có người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng?- Ảnh 2.

Koch lấy bằng cử nhân, thạc sĩ khoa học về Kỹ thuật điện và Vật lý tại Đại học North Carolina State (Mỹ) và được trường trao bằng tiến sĩ danh dự. Sự nghiệp của cô bắt đầu với tư cách là kỹ sư điện tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA (GSFC). 

Một số lời khuyên mà tôi đưa ra cho mọi người là hãy theo đuổi đam mê của mình. Khi bạn đang đóng góp cho điều gì đó mà bạn thực sự đam mê, bạn sẽ là người thành công và cống hiến nhiều nhất cho thế giới”.

Christina Koch

Sau đó, Koch trở thành cộng tác viên nghiên cứu trong Chương trình Nam Cực của Mỹ với vai trò là thành viên của đội cứu hỏa và tìm kiếm cứu nạn. Cô còn gia nhập Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, tiếp tục làm việc tại các địa điểm xa xôi như kỹ sư hiện trường ở Utqiagvik, bang Alaska, sau đó làm trưởng trạm của đài thiên văn Samoa thuộc Mỹ. 

Năm 2013, Koch là 1 trong 8 người được chọn vào lớp phi hành gia thứ 21 của NASA. Sau 2 năm đào tạo, cô trở thành phi hành gia chính thức. Chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Koch diễn ra vào năm 2019 khi cô được gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) làm kỹ sư máy bay. Koch ở đó trong 328 ngày, lập kỷ lục về chuyến bay vũ trụ dài nhất của một phụ nữ. 

Năm 2024 sẽ có người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng?- Ảnh 3.

Dự kiến vào tháng 11/2024, Artemis 2 sẽ đánh dấu chuyến bay có người lái đầu tiên sau hơn 50 năm kể từ chương trình Apollo.

Người giữ kỷ lục trước đó, Peggy Whitson, đã ở trong không gian trong 288 ngày. Cô cũng đã tham gia 6 chuyến đi bộ ngoài không gian, trong đó có 3 chuyến chỉ có một mình, dành 42 giờ và 15 phút bên ngoài trạm không gian. 

Cô đã cùng với phi hành gia Jessica Meir thực hiện chuyến đi bộ không gian vào tháng 10/2019, đánh dấu lần đầu tiên hai nữ thám hiểm vũ trụ bước ra khỏi trạm không gian. Hai nữ phi hành gia này cũng thực hiện thêm một chuyến đi bộ không gian năm 2020. 

Trong thời gian trên ISS, Kock đã hoàn thành 5.248 quỹ đạo xung quanh Trái Đất với quãng đường lên tới 223 triệu ki-lô-mét, tương đương với 291 chuyến bay từ Trái đất tới Mặt Trăng và ngược lại. Những thành tích của cô cho thấy, phụ nữ có thể xuất sắc trong lĩnh vực thám hiểm không gian và họ hoàn toàn có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của ngành thám hiểm không gian. 

Với việc tham gia sứ mệnh Artemis 2, nữ phi hành này sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật.

Nguồn: NASA, spacenews.com
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm