Nên bổ sung những thực phẩm này khi bị polyp túi mật

01/06/2019 - 16:58
Polyp túi mật hay còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u, phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật.
Các thể polyp túi mật
 
Polyp cholesterol: Loại polyp này là phổ biến nhất, chiếm 50-60% nhưng nó không phải là một polyp thực sự, mà là kết quả của sự tích tụ cholesterol (lượng cholesterol quá cao) trong mật, và đường kính của nó thường nhỏ hơn 1 cm.
 
thuong-xuyen-buon-non4.jpg
Polyp túi mật khá phổ biến, polyp túi mật có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ

 

Polyp tăng sản: Loại polyp này chỉ đứng thứ hai sau polyp cholesterol, là hậu quả của quá trình tăng sinh quá mức các tế bào trong niêm mạc thành túi mật, đường kính của nó chủ yếu là 0,2 - 0,5 cm. Polyp tăng sản thường gặp ở phụ nữ trung niên và 60% bệnh nhân có liên quan đến sỏi mật.
 
Polyp thể viêm: Loại polyp này không phổ biến, được hình thành trên cơ sở viêm túi mật mạn tính hoặc sỏi mật, đường kính của nó thường nhỏ hơn 1 cm.
 
Polyp thể u tuyến: Polyp thể u tuyến thường gặp ở người cao tuổi, có thể liên quan với bệnh lý sỏi túi mật hoặc tình trạng viêm túi mật mạn tính, kích thước 0.2 - 2 cm. Đây tuy là dạng polyp lành tính nhưng có thể gây xuất huyết, hoại tử, thậm chí tiến triển thành ung thư với tỉ lệ 10%.
 
Polyp bạch huyết: Loại polyp này tương đối hiếm, do tăng sản bạch huyết, đường kính chủ yếu là 0,1 - 0,3 cm.
 
Cách nhận biết
 
Người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, vàng da, đau vùng bụng trên bên phải, ảnh hưởng tới chức năng gan, hệ tiêu hóa. 40% bệnh nhân bị polyp túi mật không có triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện khi siêu âm.
 
Nguyên nhân
 
Chế độ ăn uống không điều độ: Những người không ăn sáng, dịch mật không được sử dụng hết, lưu lại trong túi mật quá lâu, rất dễ hình thành polyp túi mật. Bữa ăn nhiều chất béo kích thích sản xuất nhiều dịch mật, những dịch mật dư thừa này sẽ dẫn đến viêm túi mật, polyp túi mật.
 
Thói quen sinh hoạt: Khi áp lực công việc, cuộc sống cao, thường xuyên thức đêm... dễ mắc các chứng bệnh bao gồm polyp túi mật.
 
Bệnh lý: Chức năng gan, mật kém, nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao, béo phì, nhiễm virus viêm gan...
 
Điều trị
 
Polyp túi mật thường có bản chất lành tính, do vậy, với polyp nhỏ dưới 1 cm (hoặc dưới 1,5 cm) có thể chỉ cần theo dõi thường xuyên mỗi 3 - 6 tháng mà không cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
 
Polyp lớn hơn 1 cm có khả năng tiến triển thành ung thư, đặc biệt là những polyp lớn hơn 1,5 cm, do đó, cắt bỏ túi mật có thể được đề nghị để ngăn chặn sự phát triển ung thư túi mật.
 
Thực phẩm nên bổ sung
 
Cần áp dụng chế độ ăn thanh đạm, nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây: Bởi chúng ít chất béo, cholesterol như: Mộc nhĩ, rau cần, rau muống, rau dền, giá đỗ, nấm hương, tảo biển, củ sen, chế phẩm từ các loại đậu đỗ (Sữa đậu nành giàu protein thực vật giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng kháng bệnh và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, có lợi cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng)...
 
Bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, chẳng hạn như: Cà chua, tỏi tây, rau bina, ngô, cà rốt và củ cải (Củ cải trắng có chức năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm axit mật và có lợi cho sự phục hồi của cơ thể, mỗi ngày bạn nên ăn từ 250-300g)...
tac-dung-cua-chanh-1.jpg
Người bệnh có thể uống nước lọc, hoặc pha với một chút xíu nước cốt chanh, hay nước hoa quả 
 
Chanh cũng là sự lựa chọn tốt, vì giàu vitamin C, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, chống lại viêm nhiễm.
 
Uống nhiều nước: Để làm loãng dịch mật hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của polyp túi mật.
0.jpg
Bồ công anh có tác dụng lợi mật, mát gan, tăng bài tiết mật 
 
Cháo bồ công anh: Bồ công anh 60g, kim ngân hoa 30g, đun lấy nước nấu 50-100g gạo nếp thành cháo ăn nóng, ngày 2 lần. Thích hợp với người viêm gan, mật, người bị hư hàn, tiêu chảy cấm kỵ.
 
Những thực phẩm nên tránh
 
Đồ cay nóng: Ớt, tỏi sống có tính kích thích, làm tổn thương túi mật. Ngoài ra, chất capsaicin trong ớt có thể kích hoạt quá trình giải phóng các chất P, hợp chất truyền cảm giác đau và rát.
 
641fa5da-e974-4faa-8a6f-a345a512b5b2.jpg
Dùng đồ cay nóng thường xuyên có ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc túi mật

 

Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Thịt mỡ, trứng gà (đặc biệt là lòng đỏ), nội tạng động vật, hải sản...
 
Chất cồn: Bia rượu và những đồ uống có cồn phải qua gan để được phân giải, thường xuyên uống sẽ khiến gan bị tổn thương, suy giảm, rối loạn chức năng gan, gây ra sự rối loạn chức năng bài tiết dịch mật. Điều này sẽ kích thích sự tăng thêm polyp, cả về độ lớn lẫn số lượng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm