pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nếu thế giới ngừng ăn thịt, cơ thể con người sẽ mất đi một thứ quan trọng
Ảnh minh họa
Giả sử nếu số lượng gia súc nhiều gấp 4 lần dân số. Chỉ riêng gia súc ở trong nông trại đã nặng gấp gần 10 lần so với tổng số động vật có vú hoang dã cộng lại.
Vậy, hãy tưởng tượng có một "phù thủy" ăn chay xuất hiện và khiến tất cả thịt biến mất chỉ với một cú vẩy đũa phép cùng với mọi khao khát ăn thịt. Động vật nông trại chuyên cung cấp thịt cũng bị biến mất và tới hành tinh khác. Điều gì sẽ xảy ra trong những ngày, năm và thậm chí là thiên niên kỷ tiếp theo?
Theo các chuyên gia, nếu thế giới ngừng ăn thịt, qua một đêm, thức ăn liên quan tới khí nhà kính sẽ giảm khoảng 63%. Con người cũng không còn thu thập protein và những dưỡng chất thiết yếu khác từ khoảng 70 tỷ con gà, 1,5 tỷ con lợn, 300 triệu gia súc, 200 triệu tấn cá và động vật có vỏ được xử lý để tiêu thụ mỗi năm.
Do đó, để góp phần lấp đầy lỗ hổng dinh dưỡng này, nhu cầu ăn hoa quả, rau và những loài cây họ đậu của con người sẽ tăng lên. Đây là chế độ ăn mà phần lớn chuyên gia cho rằng có chứa tất cả dưỡng chất cần thiết cho đời sống khỏe mạnh.
Thế nhưng, trên thực tế, ban đầu không có đủ những loại thức ăn này để cung cấp. Sự tăng vọt về nhu cầu khiến chi phí sản xuất cũng tăng theo. Chẳng hạn, ở các khu vực như Mông Cổ, nơi môi trường sống khắc nghiệt khiến việc trồng rau gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn tới việc thiếu thịt đột ngột khiến người dân hầu như không còn gì để ăn.
Mặt khác, các nền văn hóa ăn nhiều thịt sẽ mất đi nền tảng. Chẳng hạn, thành viên các bộ lạc ăn cá hồi ở vùng tây bắc Thái Bình Dương của Mỹ. Họ không chỉ mất đi nguồn thức ăn và kế sinh nhai mà cả một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng của họ.
Ngoài ra, hàng chục triệu người đánh bắt cá sẽ mất đi công việc vốn đã bị đe dọa vì số lượng cá ngày càng ít ỏi.
Chính vì vậy, khi ngành công nghiệp thịt sụp đổ, nhiều hộ gia đình ở các nước đang phát triển chật vật để kiếm thu nhập, bởi trước đó vốn đến từ chăn nuôi gia cầm.
Một số nhà sản xuất thịt chuyển sang trồng hoa màu để giúp nhân công và cộng đồng láng giềng ít có nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp liên quan tới gia cầm hơn. Nhưng khi trồng hoa màu mở rộng, giá cả lại giảm xuống. Cuối cùng, việc ăn chay sẽ trở nên ít tốn kém hơn ăn thịt ở phần lớn các quốc gia. Thật may là chúng ta không cần phát quang đất trang trại để trồng nguồn thức ăn này.
Không có động vật nuôi lấy thịt, đất đai từng được dùng để trồng cỏ luôn có sẵn. Nhưng chế độ ăn mới đòi hỏi ít đất đai và nước hơn. Điều này có thể tránh được hàng triệu ca tử vong mỗi năm, một phần nhờ tỷ lệ mắc bệnh tim, ung thư và nhiều hội chứng liên quan tới thịt đỏ thấp hơn.
Cơ thể con người có thay đổi bất ngờ
Nếu ngừng ăn thịt, con người sẽ không còn mắc mầm bệnh mới do động vật hoang dã bị bắt để làm thức ăn, hoặc virus cúm mới từ lợn chăn nuôi, siêu vi khuẩn kháng thuốc phát triển ở bò được dùng làm thuốc kháng sinh.
Sau nhiều năm thế giới ngừng ăn thịt, đa dạng sinh học trên toàn cầu sẽ tăng lên, vì tình trạng mất môi trường sống, hay sử dựng thuốc trừ sâu và nhiều áp lực khác từ nông nghiệp giảm đi. Các loài chim ở Amazon sẽ có nhiều đất rừng để bay hơn, đồng thời có ít báo săn bị bắn do rình mồi ở gần đàn gia súc hơn. Ngoài ra, các quần thể ong, bướm phát triển khi khu vực tự nhiên được mở rộng. Từ đó, hoa màu thụ phấn nhờ côn trùng cũng cho năng suất cao hơn. Hơn nữa, nhiều loài động vật ở đại dương cũng phục hồi trở lại từ nạn đánh bắt quá mức.
Trên thực tế, người dân ở các khu vực có truyền thống ăn chay phát triển một đột biến gene giúp họ xử lý hiệu quả chất béo từ thực vật. Trải qua hàng nghìn năm, cơ thể của con người có thể tiến hóa để tận dụng phần lớn thực vật hoặc có thể mất đi một số thích nghi như khả năng tách chất sắt từ thịt; cơ bắp lâu phục hồi, thiếu dinh dưỡng…
Theo các chuyên gia, dù ăn nhiều rau sẽ khiến đường ruột của con người nhẹ nhõm, giảm cân. Tuy nhiên, nếu đột ngột chuyển từ ăn nhiều thịt sang không ăn một chút nào có thể dễ gây ra đảo lộn hệ vi khuẩn trong dạ dày.
Đương nhiên, theo các nhà khoa học, giả thuyết về thế giới ngừng ăn thịt là không có thật. Mặc dù nhiều người lựa chọn ăn chay, nhưng xu hướng ăn thịt vẫn trên đà gia tăng trên toàn cầu. Nhưng xu hướng này lại gây ra rắc rối cho khí hậu. Bởi ngay cả khi chúng ta đột nhiên ngừng đốt nhiên liệu, việc kinh doanh các hệ thống thực phẩm thông thường vẫn đi đôi với dân số tăng.
Thực trạng này sẽ đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng thêm hơn 1,5 độ C trước cuối thế kỷ này. Theo các chuyên gia, gia súc là thủ phạm lớn nhất. Bởi việc sản xuất thịt bò và sữa chịu trách nhiệm cho hơn 60% lượng khí thải từ thực phẩm, trong khi chỉ cung cấp khoảng 18% lượng calo của thế giới.
Hơn nữa, chế độ ăn có chứa một phần thịt khiêm tốn như thịt gà thường tạo ra ít khí nhà kính hơn so với chế độ ăn chay có nhiều sữa. Mặt khác, việc giảm tiêu thụ thịt bò, phô mai và sữa cũng có thể giúp đi một đoạn dài hướng tới việc đạt nhiều lợi ích của thế giới không ăn thịt.