pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nghiên cứu mới: Ăn mặn có nguy cơ mắc ung thư, giảm tuổi thọ, cơ thể suy nhược
Awei đến từ Quảng Tây (Trung Quốc). Anh ấy rất thích ăn bún ốc. Sau khi tan sở hàng ngày, anh đều đến quán quen thưởng thức món ăn này, đặc biệt là vào mùa hè. Mỗi lần ăn, anh đều cho rất nhiều gia vị vào bát, ăn mặn và cay khiến Awei toát mồ hôi.
Trong một lần đi ăn bún ốc, Awei chỉ mới ăn được vài miếng đã thấy bụng đau quằn quại. Lúc đầu, anh tưởng do ăn quá nhanh gây ra tình trạng như vậy. Anh định nghỉ một lúc rồi ăn tiếp.
Tuy nhiên chỉ sau vài phút, Awei ngã khỏi ghế, ôm bụng rên rỉ với khuôn mặt đau đớn. Chủ quán nhanh chóng gọi cấp cứu tới.
Sau khi kiểm tra, Awei được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Căn bệnh quái ác này có liên quan đến việc ăn mặn và cay của anh trong suốt thời gian qua.
Bác sĩ cho biết, bún ốc là thực phẩm kết hợp chua, cay, mặn. Khi chúng ta ăn nhiều sẽ kích thích tiết dịch niệu tiêu hóa dẫn đến sung huyết, phù nề niêm mạc đường tiêu hóa.
Đặc biệt, Awei thường xuyên ăn đồ cay nóng, ăn măng chua giàu nitrat sẽ càng tạo ra chất nitrosamine gây ung thư dạ dày và ruột.
Bún ốc tuy ngon nhưng không nên ăn nhiều. Đồng thời, những đồ ăn nhiều gia vị cần ăn chừng mực kẻo gây hại cho cơ thể.
Nghiên cứu của Harvard: Ăn càng mặn, tuổi thọ càng ngắn
Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vào tháng 7/2022, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chế độ ăn mặn và nguy cơ tử vong.
Đối với nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Heart Journal, các nhà nghiên cứu đã phân tích 501.379 người tham gia từ cơ sở dữ liệu Biobank của Vương quốc Anh.
Trong thời gian theo dõi trung bình là 9 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tần suất thêm muối vào thức ăn tăng lên có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy ở tuổi 50, so với người ăn ít muối, nam giới ăn mặn giảm 1,5 năm tuổi thọ, nữ giới giảm 2,28 năm và tăng nguy cơ tử vong sớm.
Nói một cách đơn giản, chế độ ăn càng mặn thì nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân càng cao và tuổi thọ càng ngắn.
Tuy nhiên, trước đây cũng có một nghiên cứu tương tự, đưa ra kết luận ngược lại với nghiên cứu của Harvard: Ăn càng mặn, tuổi thọ càng dài. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu, bao gồm dữ liệu về lượng natri, tuổi thọ và tử vong từ 181 quốc gia trên thế giới.
Người ta phát hiện ra rằng lượng natri tiêu thụ trung bình hàng ngày tăng 1 gam, tương đương với khoảng 2,5 gam muối ăn, có liên quan đến việc tăng tuổi thọ thêm 2,6 năm (dự kiến sẽ khỏe mạnh từ khi sinh ra) và giảm nguy cơ mắc bệnh do mọi nguyên nhân gây ra.
Tuy nhiên, nghiên cứu này là một nghiên cứu quan sát và không thể được sử dụng làm bằng chứng cho khuyến nghị hướng dẫn. Từ quan điểm của cả hai, nghiên cứu trước có vẻ thuyết phục hơn.
Chế độ ăn nhiều muối có hại, dù yêu thích đến đâu cũng phải kiểm soát
Theo thói quen ăn uống của nhiều người rất dễ vượt quá tiêu chuẩn về lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 5 gam muối mỗi ngày.
Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ mang lại nhiều tác hại cho cơ thể:
1. Tổn thương sức khỏe tim mạch và mạch máu não
Lượng natri cao là một nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sự gia tăng huyết áp tâm thu hoặc tâm trương và làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch và mạch máu não .
2. Tăng nguy cơ ung thư
Do áp suất thẩm thấu của muối cao, ăn quá nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Tổn thương này diễn ra liên tục có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày,… Nếu trong cuộc sống, bạn có những thói quen như hút thuốc, uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
3. Tăng nguy cơ loãng xương
Muối trong cơ thể cần được bài tiết qua thận, và khi natri rời khỏi cơ thể. Nó cũng lấy đi các ion canxi và kali. Nếu lượng canxi đào thải ra ngoài không đủ sẽ bị "cướp" khỏi xương khiến lượng canxi trong xương bị thất thoát. Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mất xương gấp 4 lần.
Vì chế độ ăn nhiều muối có hại, vậy có thể thay thế bằng chế độ ăn muối ít natri không?
Muối có hàm lượng natri thấp được tạo ra bằng cách thêm một lượng kali clorua nhất định vào muối ăn i-ốt. So với muối thông thường, hàm lượng natri thấp hơn khoảng 30%, có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim mạch bằng cách giảm hàm lượng natri. Chế độ này thích hợp với người trung niên và người già, bệnh nhân cao huyết áp.
Mặc dù muối có hàm lượng natri thấp đã làm giảm các nguyên tố natri, nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn muối có hàm lượng natri thấp. Người mắc bệnh tim và mắc bệnh tuyến giáp không thích hợp ăn muối có hàm lượng natri thấp.
Khi ăn muối, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng. Đối với người khỏe mạnh, người già có thể ăn muối natri thấp. Phụ nữ mang thai và trẻ em chủ yếu ăn muối kẽm, thỉnh thoảng cũng có thể ăn một ít muối canxi và muối selen.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp có thể chọn muối ít i-ốt hoặc không chứa i-ốt. Bệnh nhân cao huyết áp có chức năng thận bình thường, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên chọn muối ít natri. Bệnh nhân mắc bệnh urê huyết, bệnh tim mạch và xơ gan cổ trướng nên giảm thiểu lượng muối ăn vào.
Chú ý chế độ ăn nhạt
Chế độ ăn nhiều muối ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy chế độ ăn nhạt có nghĩa là không dính dầu, đường, muối?
Chế độ ăn nhạt khoa học là kiểm soát lượng dầu, muối, đường đưa vào cơ thể trên cơ sở dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, chứ không chỉ là ăn chay hay không ăn dầu, muối.
Bạn nên biết rằng protein là cơ sở của sự sống, và thực phẩm protein động vật có chứa các axit amin thiết yếu cho cơ thể con người và dễ hấp thụ.
Nếu ăn chay trong thời gian dài dễ dẫn đến suy nhược, da xanh xao, kém tập trung, giảm trí nhớ. Trường hợp nặng còn có thể gây ra các triệu chứng như sỏi, loãng xương, sa sút trí tuệ.
Một chế độ ăn nhạt thật sự phải ít muối, ít mỡ, ít cay, ít cholesterol, ít đường tinh luyện, phối hợp thịt và rau hợp lý để đảm bảo đa dạng thực phẩm.
Hãy giảm muối một cách khoa học để cơ thể mạnh khỏe, sống lâu.