pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ngộ độc cồn công nghiệp methanol do uống phải loại rượu giả: 7 người nhập viện, 1 người tử vong
Gần đây nhất, vào ngày 3/11, Trung tâm Chống độc của bệnh viện Bạch Mai lại tiếp nhận thêm một bệnh nhân nam 32 tuổi và được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol từ tuyết dưới chuyển lên.
Tình trạng người bệnh ngộ độc methanol do rượu được nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt thấp.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm về nồng độ methanol trong máu rất cao lên tới 141mg/dL và tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng.
Ngoài ra, kết quả chụp CT còn cho thấy rằng bệnh nhân bị tổn thương não lan tỏa rất nặng. Dù đã được giải độc cấp cứu và thực hiện hồi sức tích cực nhưng không hồi phục nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà.
1. Methanol nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người?
Methanol còn gọi là cồn gỗ, đây là loại chất hữu cơ thuộc nhóm rượu cồn. Methanol tồn tại ở dạng chất lỏng, trong suốt và có hương vị như ethanol nhưng có vị ngọt hơn.
Khác hoàn toàn với rượu thông thường, methanol lại là chất gây độc cực mạnh có thể hấp thụ qua da và không thể uống được. Đặc biệt, chỉ uống một chén nhỏ methanol cũng có thể gây nguy cơ ngộ độc đến mức khiến người ngộ độc bị tử vong.
Do đó, loại cồn này chỉ được sử dụng trong ngành công nghiệp và được sử dụng như một dung môi có tác dụng hòa tan các nguyên liệu sản xuất. Trên thị trường, methanol có mặt trong các sản phẩm như dung dịch sản xuất sơn hay nước lau kính ô tô và dung dịch tẩy rửa, dung môi làm sạch chất gỗ hoặc chất chống đông.
Người nhà của nạn nhân cho biết trước khi vào viện bệnh nhân đã mua rượu tại một quán tạp hóa về uống với 3 người khác. Loại rượu này được đổ vào túi nylon để đem về. Sau khi uống người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nhìn mờ và chậm chạp sau đó rơi vào hôn mê.
Người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân tới viện và chuyển đến Trung tâm Chống độc ngay sau đó. Sau khi thực hiện xét nghiệm rượu bệnh nhân đã uống gia đình mang đến cho kết quả rằng nồng độ cồn công nghiệp methanol tới 20,21% trong khi nồng độ rượu thông thường chỉ có 11,42%.
Đặc biệt, loại rượu này còn có hình thức giống với các loại rượu đã gây ngộ độc với 4 người bị ngộ độc cồn công nghiệp methanol trước đó nhập viện vào ngày 12 đến 14 tháng 10.
3 người còn lại sau khi uống rượu cùng bệnh nhân đã được nhập viện, chẩn đoán ngộ độc methanol và may mắn nhận được điều trị nên tình trạng ngộ độc phục hồi tốt.
Trong số 7 trường hợp bị ngộ độc nêu trên, những trường hợp người dân mua "Rượu Nếp", "Hầm Rượu Việt" về nhưng ngâm chuối hột rồi mới uống, điều này gây ra khó khăn trong việc tìm kiếm loại rượu ban đầu và tên nhãn mác.
Liên quan tới sản phẩm rượu mang tên "Rượu Nếp" và "Hầm Rượu Việt" đã có đến 2 vụ ngộ độc methanol với 7 người bị ngộ độc trong đó có 1 người bị tử vong và 1 người gặp tổn thương mắt và não.
2. Quá trình diễn ra ngộ độc methanol
Thực tế, methanol về bản thân loại cồn được sử dụng trong ngành công nghiệp này không có độc tính mạnh. Ngộ độc methanol chỉ xảy ra khi được uống vào cơ thể và sau đó chuyển hóa thành axit formic.
Quá trình diễn ra ngộ độc methanol được diễn ra như thế nào?
Sau khi người uống nhầm methanol vào dạ dày, methanol sẽ hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa và chuyển hóa ở gan. Với bước đầu tiên, methanol được chuyển hóa thành formaldehyde. Trong quá trình chuyển methanol thành formaldehyde cần khoảng thời gian dài.
Do đó, các triệu chứng ngộ độc methanol chỉ xuất hiện sau khi người bệnh uống phải cồn công nghiệp này sau 12 đến 24 giờ.
Các biểu hiện ban đầu ở người bị ngộ độc methanol diễn ra giống người say rượu nên vô cùng khó nhận biết. Các triệu chứng có thể khiến người bệnh ngộ độc vô tình bỏ qua như chóng mặt, buồn nôn hay bị mờ mắt.
Nạn nhân sau khi rơi vào trạng thái bất tỉnh sẽ bị giãn đồng tử và ứ đọng ở hầu họng, thở nhanh, thở sâu sau đó dẫn tới tình trạng co giật.
Điều này xảy ra do formandehyde không tồn tại được lâu trong cơ thể, vì vậy nó được chuyển hóa thành axit formic, thời gian chỉ trong vòng 1 đến 2 phút. Trong khi đó, axit formic vô cùng hại, chúng nhanh chóng phá vỡ chức năng tế bào và làm ngưng hoạt động của ty thể.
Đặc biệt, các dây thần kinh rất nhạy với axit formic, điều này gây ra hiện tượng người bị nhiễm độc methanol sẽ bị mất thị giác đầu tiên. Tiếp theo đó, axit formic sẽ bị oxy hóa trong cơ thể tạo thành carbon dioxide và nước trong sự hiện diện của tetrahydrofolate.
Tuy nhiên, sự chuyển hóa của axit formic rất rất chậm và nó thường tích tụ lại để gây nhiễm toan dẫn đến tử vong ở người ngộ độc methanol.
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc methanol:
Cần hiểu rõ, cồn methanol vô cùng nguy hiểm đối với mọi người, do đó cần cảnh giác với các sản phẩm có nguy cơ phơi nhiễm methanol.
Tuyệt đối không uống các loại cồn công nghiệp như cồn 70 độ hay cồn 90 độ vì những loại cồn này chỉ được sử dụng trong y tế với mục đích làm sát khuẩn và rửa vết thương hay dụng cụ y tế.
Lưu ý, một vài sản phẩm trong gia đình như nước rửa tay khô, dung dịch tẩy rửa và vệ sinh cũng có thể chứa methanol nên tránh để trẻ em chơi hoặc chạm vào các loại đồ vật này.
Cảnh giác với nguồn cồn và các loại rượu không rõ nguồn gốc.