Ngộ độc rượu xảy ra khi nào và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu ngày Tết

Ngọc minh
02/01/2020 - 11:45
Ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy đa tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh dễ rơi vào trạng thái hôn mê sâu và tử vong nhanh.

Những ngày cuối năm và dịp lễ hội là thời điểm tiêu thụ rượu nhiều nhất trong năm. Việc uống rượu về bản chất đã gây hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên nếu uống phải rượu kém chất lượng thì mức độ nguy hại này còn gấp hàng trăm lần, đe dọa đến tính mạng của người uống.

Ngộ độc rượu diễn biến rất nhanh, thường nhầm lẫn với say rượu. Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu kém chất lượng.

1. Ngộ độc rượu là gì?

Rượu là một dạng ethanol (rượu ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, chiết xuất nấu ăn, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Các dạng khác của rượu - bao gồm cồn isopropyl (có trong cồn xát, nước thơm và một số sản phẩm tẩy rửa) và methanol hoặc ethylene glycol (một thành phần phổ biến trong chất chống đông, sơn và dung môi) - có thể gây ra các loại ngộ độc khác cần điều trị khẩn cấp.

Cơ chế hấp thụ rượu khi vào trong cơ thể rất nhanh tuy nhiên gan, thận phải mất nhiều thời gian để loại bỏ lượng cồn đã uống. Rượu - cồn được chuyển hóa hầu hết qua gan, do vậy người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan như suy gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, xơ gan...

Ngộ độc rượu có thể xảy ra đối với người lớn hoặc trẻ em. Trường hợp uống quá nhiều rượu khiến nội tạng không thể chuyển hóa hoặc uống phải rượu kém chất lượng, rượu pha tạp chất...

  • Tham khảo thêm

    Uống rượu bia bao nhiêu là đủ?

2. Triệu chứng của ngộ độc rượu

Người bị ngộ độc rượu thường thể hiện các triệu chứng từ 1-2 giờ sau khi uống rượu. Các triệu chứng điển hình có thể thấy như:

- Hạ thân nhiệt

- Người quay cuồng

- Đau bụng, chướng bụng, nôn nhiều, mất nước

- Thở yếu, thở chậm, nhịp thở không đều

Ngộ độc rượu tiến triển nặng có thể dẫn đến:

- Co giật do lượng đường trong máu thấp

- Người tím tái, lạnh

- Mất ý thức trong việc đại tiện, tiểu tiện

- Bất tỉnh, mất ý thức, gọi hỏi không biết

- Ngạt thở

- Ngừng thở: Vô tình hít phải chất nôn vào phổi của bạn có thể dẫn đến rối loạn hô hấp nguy hiểm hoặc gây tử vong (ngạt thở).

- Mất nước nghiêm trọng do nôn có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn

- Tổn thương não: Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương não không hồi phục

- Tử vong do tổn thương đa tạng

Vì sao người uống rượu thường mất kiểm soát?

- Rượu là loại đồ uống gây hưng phấn và giảm khả năng ức chế của người uống

- Khi uống một lượng rượu nhỏ, người uống có thể bị rối loạn hành vi do lượng cồn ngấm vào máu như tay chân loạng choạng, mất ý thức, không kiểm soát được tay chân, ý thức...lúc này nếu điều khiển xe máy, ô tô dễ gây tai nạn;

- Rượu khiến người uống giảm khả năng tự phê phán, giảm khả năng kiềm chế và mất phản xạ

Uống rượu tới nồng độ từ 10-20mg rượu trong 100ml máu đã gây thay đổi hành vi rõ ràng. Lúc này, người uống sẽ có hành động chậm chạp, suy nghĩ rối loạn. Gắng sức cũng không thể kiềm chế được hành vi, động tác tay chân bất thường, nói linh tinh, thậm chí cảm xúc bị thay đổi; khóc cười hoặc ngủ li bì.

ngo doc ruou 3

* 80-100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu

- Đặc biệt, khi nồng độ cồn trong máu đạt 150mg/100ml máu - người uống sẽ có biểu hiện nôn hoặc nôn, người mệt lử, mất ý thức

- 200 -300mg/100ml máu dễ bị mất trí nhớ toàn bộ

- 400mg/100ml có thể gây tử vong, ức chế hô hấp, hôn mê sâu.

- Với nồng độ rượu trong máu trên 500mg/100ml thì gây tử vong cho hầu hết người bệnh.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu

Thực tế, có người uống rượu nhiều nhưng ít bị say hoặc hiếm khi say, điều này thường phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Kích thước, cân nặng của người uống

- Sức khỏe tổng thể

- Tỷ lệ cồn trong đồ uống

- Mức độ chịu đựng của người uống

4. Xử trí khi bị ngộ độc rượu

Ví dụ trong một buổi tiệc, khi phát hiện có người bị ngộ độc rượu hoặc có những triệu chứng kể trên, cần thực hiện một số thao tác cứu chữa ban đầu, song song với việc gọi chờ cấp cứu

- KHẨN TRƯƠNG GỌI CẤP CỨU

- Cho người bệnh uống thật nhiều nước để làm loãng nồng độ cồn

- Cố gắng giữ ấm cho người bệnh

- Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế: Thời gian bất tỉnh đã bao nhiêu lâu, uống rượu gì, uống bao nhiêu chén,..

- Giúp người bệnh nôn: Bạn có thể đỡ họ dạy để nôn, nếu người bệnh không thể ngồi dậy, hãy nghiêng đầu họ sang 1 bên để tránh nguy cơ bị sặc.

- Hãy nói chuyện thật nhiều với người say rượu để giữ người bệnh tỉnh táo, tránh rơi vào trạng thái mất ý thức

- Người bệnh có thể an toàn hơn nếu như bạn kêu gọi sự trợ giúp của những người xung quanh

KHI BỊ NGỘ ĐỘC RƯỢU, TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN LÀM NHỮNG ĐIỀU NÀY!!!!

- Không nên tự ý áp dụng các mẹo chữa say rượu, trường hợp nặng có thể làm tăng rủi ro hơn

- Không nên để người bệnh ngủ: Ngay cả khi người bệnh đã bất tỉnh hoặc ngừng uống rượu, nhưng rượu vẫn tiếp tục được thải ra từ dạ dày và ruột vào trong máu, do đó lượng cồn trong cơ thể tiếp tục tăng, dẫn đến tình trạng ngộ độc thêm nặng.

- Không nên cho người bệnh uống cà phê hoặc tự ý di chuyển có thể gây tai nạn cho người bệnh và những người xung quanh

- Không để người bệnh tắm nước lạnh

- Không để người đang say rượu, ngộ độc rượu nằm ở nơi nhiều gió dễ bị cảm lạnh, đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm