pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ngộ độc thực phẩm từ loại mì sợi tự làm quen thuộc khiến cả gia đình 9 người tử vong
Được biết. trong một gia đình có 12 người sinh sống tại thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Họ đã cùng nhau tự làm mì bằng bột bắp tại nhà, sau đó được cho vào tủ đông lạnh để bảo quản.
Đây là món mì sợi to được làm từ bột ngô lên men, trong khi đó món mì này được làm sẵn và tích trữ trong tủ đông suốt 1 năm. Sau khi đem ra ăn chỉ vài tiếng, cả 9 người ăn món mì này đều xuất hiện biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm và tử vong sau đó.
May mắn khi có 3 thành viên từ chối ăn món mì này do mùi vị kỳ lạ nên đã không gặp nguy hiểm về sức khỏe.
Sau khi điều tra, Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Hắc Long Giang đã ra thông báo đây là một vụ ngộ độc thực phẩm do nhiễm axit men gạo gây ra - ngộ độc axit bongkrek.
1. Ngộ độc axit bongkrek
Món mì sợi tự làm đã gây ngộ độc Axit bongkrek cho 9 người và khiến cả 9 người trong một gia đình tại Trung Quốc đều tử vong sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Kiểm tra tình trạng và nồng độ của món mì cho kết quả rằng nồng độ axit bongkrek rất cao trong nước mì. Đặc biệt, loại độc tố này cũng đã được phát hiện trong dịch dạ dày của người đã mất bị ngộ độc.
Giám đốc an toàn thực phẩm tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh huyện Hắc Long Giang cho biết, ngộ độc axit bongkrek có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến nhiều cơ quan nội tạng của con người gồm cả gan, thận và tim hay não.
Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị loại vi khuẩn này. Do đó, khi bị nhiễm độc axit bongkrek thì tỉ lệ tử vong rất cao từ 40 đến 100%.
Sau vụ ngộ độc thực phẩm nguy hiểm trên thì Ủy ban Quốc gia của Trung Quốc đã đưa ra lời nhắc nhở mọi người không nên ăn cơm và mì đã được lên men để lâu ngày.
2. Nguyên nhân khiến ăn bún hoặc mì lên men lâu ngày gây ngộ độc
Các nhà khoa học đưa ra lời giải thích rằng muốn thực hiện làm mì và bún lên men thì mọi người sử dụng ngâm ngô và gạo hay các loại ngũ cốc khác trong nước. Sau khi sử dụng hỗn hợp này lên men tự nhiên được hơn 10 ngày thì thực hiện xay thành loại mì nước dạng sệt sau đó lọc nước và để khô trong không khí.
Đối với các loại mì lên men tự nhiên sẽ xuất hiện mùi và có vị chua. Đặc biệt trong quá trình này khiến bún và mì tự làm có thể bị nhiễm khuẩn sinh ra axit lên men gạo gây chết người.
Ngoài ra, vi khuẩn gây ngộ độc axit bongkrek chỉ có thể được sống trong môi trường từ 22 đến 30 độ C. Kèm theo đó là độ ẩm cao, độ chua và độ mặn thấp.
Quá trình lên men của gạo và mì sẽ tạo ra axit và bị ẩm cao trước khi được phơi khô. Vì thế, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và nảy nở gây ra tình trạng ngộ độc.
3. Triệu chứng ngộ độc axit bongkrek
Ngộ độc axit bongkrek thường bắt đầu xuất hiện trong vòng vài phút sau khi ăn loại thực phẩm bị ô nhiễm như sau:
- Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng bị đau bụng.
- Kèm theo đó là dấu hiệu đổ mồ hôi.
- Cơ thể bị mệt, mệt lả.
- Tình trạng nặng gây hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thời gian tử vong của người nhiễm độc axit bongkrek vô cùng nhanh chóng. Nếu không kịp thời nhận được điều trị trong 24 giờ thì người bệnh sẽ tử vong.
Để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ ngộ độc axit bongkrek nên:
- Chỉ nên nấu các loại mì tự làm ở nhà bằng cách lựa chọn các loại nguyên liệu tươi.
- Thời gian để lên men nguyên liệu ngắn.
- Nấu chín ngay sau khi làm xong mì và bún khi chúng vẫn an toàn với người sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại bún, mì có dấu hiệu hư hỏng.
Khi xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng ngừng ăn thức ăn nghi ngờ, gây nôn sau đó đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Đặc biệt, cần giữ lại cặn thức ăn hoặc chất nôn hay phân, điều này giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc để có cách chữa trị kịp thời.