pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ngô luộc vỉa hè - mối nguy hại sức khỏe tiềm ẩn từ chất tạo ngọt và muối diêm
Ngô luộc vỉa hè là một món ăn đường phố rất phổ biến, nhất là khi thời tiết đang se lạnh hơn như hiện tại. Thực tế thì ăn ngô luộc rất tốt cho sức khỏe. Theo như Đông y thì ngô có tính ngọt, đi vào tỳ và vị bổ tủng ích khí.
Tuy nhiên, nếu chỉ ăn những bắp ngô luộc vỉa hè được kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì đã là một câu chuyện khác. Đã có rất nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh ung thư từ những bắp ngô luộc này.
Nguy cơ ung thư từ món ngô luộc vỉa hè CÙNG HOÁ CHẤT!
Để có thể tiết kiệm thời gian, tăng sức hấp dẫn với người ăn thì không ít người bán hàng sử dụng một vài "mánh khóe" giúp ngô ngon hơn, ngọt hơn, nhanh chín hơn như đường hóa học, muối diêm hay luộc cùng với pin! Những chất này đều là các thành phần gây ung thư cao đã được khuyến cáo.
1. Dùng đường hóa học giúp ngô luộc ngọt hơn
Đường hóa học là một chất tạo ngọt công nghiệp đã bị cấm sử dụng, nếu như dùng thì phải đúng liều lượng và đối tượng cụ thể. Đường tạo ngọt có vị ngọt sắc hơn so với các loại đường mía, đường củ cải được sử dụng hiện nay trong các gia đình.
PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) cho biết, nếu như người bán sử dụng đường cyclamate là một loại đường hóa học từng bị cấm để ngô có vị ngọt hơn. Sở dĩ do ăn lâu dài có thể gây ra ung thư. Sau đó lại được cho phép sử dụng trở lại. Ở các nước phát triển, đường cyclamate đã bị cấm tuyệt đối.
"Đường hóa học có thể gây ung thư đã được chứng minh trong thực tế, do đó phải sử dụng đúng đối tượng và hàm lượng, dùng đúng trong các loại thực phẩm nhất định chứ không phải thích cái nào thì dùng vào cái đó. Tuy nhiên, ở nước ta, nguy cơ dùng đường hóa học cho tất cả các đối tượng là điều khó tránh khỏi, ví như đường cyclamate chỉ dùng trong ăn kiêng nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong cả nước giải khát, bánh kẹo, không phân biệt đối tượng người lớn lẫn trẻ em nên rất nguy hiểm", PGS.TS Trần Đáng nói.
Chỉ cần người bán hàng tham lợi nhuận, cho thật nhiều chất tạo ngọt sẽ khiến sức khỏe tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
2. Dùng pin để luộc ngô nhanh hơn
Bỏ vài muỗng hóa chất và một viên pin vào nồi luộc 200 trái bắp (ngô), chưa đến 2 giờ sau toàn bộ bắp sẽ chín, thơm, ngọt và để lâu mà không bị ôi thiu. "Công nghệ" này trước đây đã từng gây xôn xao dư luận trong thời gian dài. Nhưng người mua thì vẫn tặc lười bỏ qua, sợ thì vẫn sợ nhưng ngon thì "khuất mắt trông coi".
Theo các chuyên gia phân tính, tính kiềm có trong pin sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để tinh bột có trong ngô hấp thụ nước nhanh hơn, ngô cũng vì thế mà nhanh chín hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, dung dịch chủ yếu có trong pin là mangan. Về bản chất, mangan là một kim loại độc bị cấm sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm.
Chưa kể đến trong pin, ngoài mangan lại còn chứa rất nhiều kim loại độc hại khác như chì, thủy ngân, cadmium có thể gây ra ngộ độc cấp tính, phù não, loãng xương hay tổn thương nội tạng và dây thần kinh; nếu như máu nhiễm chì có thể gây ra bệnh thiếu máu,... Hơn nữa, ngộ độc chì rất khó phát hiện do không có các biểu hiện cụ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Xét về lâu dài sẽ không thể loại trừ đi nguy cơ bị ung thư.
Cụ thể như sau:
Ở người lớn, sau khi chì đi vào cơ thể thì 94% sẽ tích tụ lại ở trong xương còn với trẻ nhỏ, do hệ thống xương chưa phát triển thì 64% chì sẽ tích tụ trong xương, lượng còn lại sẽ đi vào máu, vào não và thận. Thời gian để có thể thải hết chì trong cơ thể ra khỏi thận là 7 năm còn ra khỏi xương là 32 năm với yêu cầu là bạn không hấp thụ thêm bất kì một minigram nào chì nữa.
- Cadmium viết tắt là Cd là một trong 3 kim loại cực độc trong top 3 kim loại nguy hiểm cho con người nếu hấp thụ phải, chỉ xếp sau chì và thủy ngân. Khi Cadmium đi vào cơ thể sẽ tiến hành phá hủy xương khiến trẻ ăn phải chậm phát triển dẫn tới còi xương.
Đối với người cao tuổi ăn phải thực phẩm nhiễm Cadmium thì lâu dần sẽ dẫn tới loãng xương. Ngoài ra, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấp thụ một lượng Cadmium có thể là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và bệnh ung thư vú.
Ngoài ra, bạn có thể chịu tác động do chu trình trao đổi sinh học trong cơ thể bị rối loạn dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, nặng hơn có thể tử vong. Nếu tiếp xúc với Cd dài ngày sẽ gây ngộ độc mạn, có thể gây vàng men răng, tăng men gan, gây đau xương, thiếu máu, tăng huyết áp và nếu có thai sẽ làm tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhi.
3. Cho thêm muối diêm vào nồi luộc ngô để không bị ôi thiu
Không chỉ sử dụng pin để luộc hay chất tạo ngọt mà nhiều tiểu thương vì lợi nhuận đã mua thêm muối diêm để bỏ vào nồi luộc ngô giúp chống ôi thiu. Ngô luộc vỉa hè nếu như không được bán hết thì để tới hôm sau vẫn không hỏng.
Theo PGS.TS Thịnh thì, muối diêm vẫn được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm nhưng đều có các khuyến cáo liên quan tới liều lượng do vượt ngưỡng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe.
Nhất là khi muối diêm có lẫn với các kim loại nặng (như trong pin) thì càng không được dùng cho thực phẩm mà chỉ có thể sử dụng trong công nghiệp. Hấp thụ một lượng lớn muối diêm có thể gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,.. về lâu dài cũng thể thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư gan hay ung thư dạ dày.
Làm cách nào để phòng tránh ngộ độc do ăn ngô luộc vỉa hè?
Thực tế thì các chuyên gia đều khuyên rằng, nếu có thể hãy tự mua ngô về nhà để luộc để có thể kiểm tra được độ sạch, bẩn,... Không nên ăn ngô luộc vỉa hè, nhất là những hàng quán không sạch sẽ, không uy tín do việc dùng pin, muối diêm rất khó phát hiện.