Ngôi nhà đa năng giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập

27/09/2017 - 12:11
Từ các nguyên vật liệu quen thuộc như vải vụn, chai nhựa, ống nước cũ, nylon…, các cô giáo trường Trường Mầm non Tuổi Thơ 7, P.7, Q.3. TP. Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra Đồ dùng dạy học - đồ chơi cho trẻ khuyết tật học hòa nhập với mô hình “Ngôi Nhà Đa Năng”
Chia sẻ về ý tưởng làm mô hình đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ khuyết tật, cô giáo Võ Lê Thị Hoàng Hoa, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Tuổi thơ 7, cho biệt: Đồ chơi luôn là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, là phương tiện cơ bản cho trẻ chơi mà học. Đồ chơi giúp trẻ bớt cô đơn và trẻ rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em bình thường. Ngoài ra, trẻ khuyết tật còn có những nhu cầu riêng theo từng loại tật và rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ từ lớp hòa nhập cũng như cộng đồng. Với mong muốn giúp các bé kém may mắn phát triển nhanh, toàn diện hơn, cô hiệu phó Hoàng Hoa đã nghĩ ra ý tưởng thiết kế “Ngôi nhà đa năng” nhằm thực hiện tổ chức các hoạt động cho trẻ khuyết tật, tạo cho các bé những món đồ chơi  đặc biệt như chính bản thân trẻ vậy.
v-l-th-hong-hoa-ph-hiu-trng-o-di-xanh-duong-c-v-thy-hin-hiu-trng-c-dng-bn-phi-l-thanh-nguyn-pht.jpgCô Hoàng Hoa (mặc áo dài xanh), tác giả ý tưởng
và các cô trong ban giám hiệu, chỉ đạo điều hành hướng dẫn thực hiện ý tưởng

Được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, cùng sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, các cô giáo trong trường đã tận dụng những nguyện vật liệu quen thuộc như ống nước nhựa, nút, dây kéo, nút hít, gai, gòn, gối nằm cũ của trẻ, khăn lông, mút rửa chén, khối gỗ, mảnh nhựa, nắp chai nước suối, nilông, mảnh nhựa dẻo, mảnh rửa chén màu xanh, vải vụn sần sùi, mảnh lưới, nệm cũ,… để tái chế và sáng tạo ra Mô hình Ngôi nhà đa năng. Đây là một mô hình sân chơi phù hợp với từng lứa tuổi, giúp trẻ khuyết tật học hoàn nhập phát triển các mặt như hát triển vận động như vận động thô, phát triển vận động tinh, phát triển ngôn ngữ giao tiếp, cảm xúc, phát triển các giác quan, phát triển nhận thức…. Bên cạnh đó, qua việc tận dụng những món đồ đã qua sử dụng, mô hình Ngôi nhà đa năng cũng góp phần bảo vệ môi trường, qua đó giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Mô hình “Ngôi nhà đa năng” có thiết kế: mặt chính diện là trò chơi xếp hình, gắn hình, mặt phải là trò chơi cài nút từ những bông hoa, mặt trái là trò chơi hái quả, mặt sau của là trò chơi tìm quả cho thỏ, kể chuyện quả.
22016604_1791264440887281_1580917998_n.jpg
Cô và bé vừa chơi vừa học trong Mô hình Ngôi nhà đa năng

Mô hình “Ngôi nhà đa năng” vừa là đồ chơi vừa là đồ dùng dạy học được lắp ráp, hoàn thiện theo từng bước và đưa vào hoạt động học kì 2 năm học 2015-2016, phục vụ cho tiết dạy cá nhân và trị liệu tâm vận động hoặc là kết hợp nhóm chơi trong hoạt động phát triển xúc giác, điều chỉnh rối loạn xúc giác, phát triển vận động tinh, vận động thô... Mô hình này có thể chơi cả mô hình hoặc có thể tách ra chơi từng phần tùy vào khả năng của trẻ và mục đích rèn luyện của giáo viên.
t-gio-vin-khi-5tui-ng-tc-gi-tham-gia-lm-dc.jpg
Tổ giáo viên khối 5 tuổi, đồng tác giả tham gia làm sản phẩm sáng tạo

Qua thời gian sử dụng trong nhà trường, cô Võ Lê Thị Hoàng Hoa cho biết: Mô hình Ngôi nhà đa năng đã nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, tạo ra được môi trường sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học cùng trẻ bình thường ở trường và ở lớp; giúp trẻ khuyết tật học và phát triển vận động, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một…. Mô hình này cũng có thể sử dụng ở trường chuyên biệt vì đa phần trẻ rối loạn phổ tự kỷ hay có những rối loạn về xúc giác hoặc là trẻ chậm phát triển trí tuệ và hội chứng down thường gặp khó khăn trong việc nhận biết cảm giác...
 
Mô hình Ngôi nhà đa năng của tập thể Trường Mầm  non Tuổi Thơ 7, P.7, Q.3. TP. Hồ Chí Minh  là một trong 24 sản phẩm sáng tạo được khen trong Ngày Phụ nữ Sáng tạo 2017.

Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017 do Hội LHPN tổ chức gắn với chủ đề “Phụ nữ tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần và khả năng sáng tạo của phụ nữ Việt Nam, thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu và Luật phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững.

Ngày hội sẽ tôn vinh những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến của phụ nữ trong lĩnh vực giảm nhẹ RRTT và thích ứng với BĐKH. Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào dịp 20/10. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm