Người bị cận thị nên kiêng làm gì để tránh tăng độ cận?

Mai Nhung
08/02/2021 - 12:58
Người bị cận thị nên kiêng làm gì để tránh tăng độ cận?
Lối sống tác động rất lớn đến mắt của bạn. Đặc biệt, khi bị cận thị, mắt vốn đã suy yếu lại càng dễ bị ảnh hưởng bởi các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vậy những người bị cận thị nên kiêng làm gì để tránh làm mắt tăng độ cận nhanh?

1. Không đeo kính là quan niệm bị cận thị nên kiêng làm gì sai lầm

Cận thị có thể được khắc phục bằng cách đeo kính. Nhưng việc đeo kính lại gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu. Chính vì vậy, mọi người luôn nghĩ cách mới bị cận thị nên kiêng làm gì để khôi phục thị lực và không phải đeo kính.

Hiện tại có rất nhiều người quan niệm rằng khi mới bị cận thì không cần đeo kính. Mọi người cho rằng đeo kính sẽ khiến mắt bị phụ thuộc vào kính, dễ tăng độ. Nhiều người còn lo sợ đeo kính sẽ khiến mắt trông "dại" hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tuy nhiên đây là quan niệm rất sai lầm. Nếu không đeo kính, mắt sẽ phải cố gắng điều tiết để nhìn sự vật rõ hơn. Từ đó tạo áp lực lên đôi mắt, khiến mắt càng ngày càng suy yếu.

bị cận thị nên kiêng làm gì

Không đeo kính là quan niệm bị cận thị nên kiêng làm gì sai lầm rất thường gặp ở người mới bị cận thị. (Ảnh Internet)

2. Đeo kính không đúng độ cận

Một quan niệm bị cận thị nên kiêng làm gì sai lầm khác trong vấn đề đeo kính đó chính là đeo kính sai số. Nhiều người thường đeo kính có số độ thấp hơn so với độ cận thực tế với niềm tin rằng điều này sẽ giúp mắt không bị tăng độ nhanh.

Tuy nhiên, quan niệm này không chỉ khiến thị lực ngày càng suy giảm. Mà còn khiến người cận có các triệu chứng khó chịu như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Đeo kính có số độ cao hơn so với độ cận thực tế cũng sẽ gặp tình trạng này.

Thị lực có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, bạn cũng cần đi thăm khám định kỳ để kịp thời đổi kính thích hợp.

3. Dụi mắt

Mắt cận rất dễ bị khô, mỏi và ngứa. Lúc này, bạn thường vô thức đưa tay lên dụi mắt. Có thể bạn không biết, dụi mắt thường xuyên có thể gây biến dạng giác mạc. Nếu hình dạng của giác mạc thay đổi thì độ cận cũng thay đổi theo. Chính vì vậy, tránh dụi mắt là điều bạn cần ghi nhớ bị cận thị nên kiêng làm gì.

Để mắt dễ chịu hơn, thay vì dịu mắt hãy nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc chườm ấm. Chú ý đừng để tóc che mắt sẽ khiến bạn có nguy cơ dụi mắt nhiều hơn.

bị cận thị nên kiêng làm gì

Bị cận thị nên kiêng làm gì? Hãy kiêng từ các hành động nhỏ nhất như dụi mắt. (Ảnh Internet).

4. Ngủ muộn và không đủ giấc

Đây là sai lầm bị cận thị nên kiêng làm gì rất phổ biến. Trong xã hội hiện đại, áp lực học hành và công việc lớn dần khiến mọi người có giấc ngủ kém chất lượng hơn. Công nghệ số ngày càng phát triển, việc sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ khiến mọi người có xu hướng khó ngủ và ngủ muộn hơn.

Cũng như tất cả các cơ quan khác, mắt cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Giấc ngủ chính là cách tốt nhất giúp mắt trở về trạng thái khỏe mạnh. Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến cho mắt phải hoạt động quá lâu, gây ra khô và mỏi cơ mắt, độ cận ngày càng tăng cao. Ngoài ra còn các Nguyên nhân gây mỏi mắt khác mà bạn cũng cần phải chú ý để bảo vệ đôi mắt sáng khoẻ.

5. Ăn uống thiếu chất

Để giúp mắt khỏe mạnh hơn, độ cận được kiểm soát thì tất nhiên mắt cần được nuôi dưỡng đầy đủ. Việc ăn uống thiếu chất sẽ khiến cho mắt bị ảnh hưởng rất nhiều. Để duy trì thị lực, hãy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm có chứa các chất như Beta carotene, Vitamin A, Crom, Kẽm,....

Có thể bạn cần Thông tin về Các thực phẩm tốt cho đôi mắt này.

6. Không thăm khám mắt định kỳ

Rất ít người có thói quen thăm khám mắt định kỳ. Chỉ khi cảm thấy mắt có vấn đề, hoặc tầm nhìn không tốt như trước mới bắt đầu tìm đến bác sĩ nha khoa. Đây cũng là quan niệm sai lầm khi bị cận thị rất phổ biến.

Mắt cận vốn đã yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường. Do vậy, khám mắt định kỳ đối với người bị cận thị lại càng quan trọng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm các bệnh lý về mắt, phòng ngừa nguy cơ biến chứng ở người bị cận thị. Bác sĩ cũng giúp bạn đo lại độ cận, kiểm tra xem có cần thay mắt kính hay không.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm