Người dân mang máy ảnh, kính thiên văn để “săn” nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022

PV
09/11/2022 - 00:50
Người dân mang máy ảnh, kính thiên văn để “săn” nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022

Tại Việt Nam do vị trí Mặt Trăng nên người xem chỉ có thể quan sát nguyệt thực từ giai đoạn cực đại

Hiện tượng Nguyệt thực xuất hiện vào chiều tối ngày 8/11 đã khiến nhiều người không khỏi háo hức đón chờ.

Vào lúc 16 giờ 09 phút (theo giờ Hà Nội), hiện tượng thiên văn kỳ thú nguyệt thực bắt đầu và kéo dài khoảng 85 phút. Đây là nguyệt thực lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022 mà người dân được dịp chiêm ngưỡng.

Ngay từ khi mặt trời lặn dần xuống, nhiều người dân trên khắp các tỉnh thành cả nước đã đã bắt đầu "săn" nguyệt thực. 

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 2.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời do bị che khuất bởi Trái Đất.

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 3.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này, ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc cam sẫm.

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 4.

Người dân mang máy ảnh và kính thiên văn để ghi lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này

Nguyệt thực toàn phần từ điểm ngắm Hà Nội

Do yếu tố thời tiết phải đến khoảng 19 giờ, Nguyệt thực toàn phần và "trăng máu" mới xuất hiện rõ rệt trên bầu trời Hà Nội

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 7.

Một nhóm học sinh tiểu học được người lớn dẫn tới Đài Thiên văn Hòa Lạc (Hà Nội) để quan sát hiện tượng nguyệt thực qua thiết bị chuyên dụng

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 8.

Tại Hoà Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội), những người yêu thiên văn tập trung tại Đài Thiên văn Hòa Lạc để ngắm hiện tượng Nguyệt thực qua thiết bị chuyên dụng

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 9.

Anh Phạm Vũ Lộc, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm vũ trụ Việt Nam chia sẻ, mỗi một năm sẽ xảy ra từ 0 – 3 lần Nguyệt thực, nhưng không phải chỗ nào trên trái đất cũng quan sát được. Nguyệt thực là một hiện tượng vừa đủ hiếm, kỳ thú để nghiên cứu, nhưng cũng vừa đủ để dễ dàng có thể quan sát bằng mắt thường mà không nhất thiết phải quan sát bằng kính thiên văn. “Hôm nay không phải là ngày đặc biệt, bởi bóng của Trái Đất lúc nào cũng đối diện với Mặt Trời, Mặt Trăng vào ngày Rằm lúc nào cũng đối diện với Mặt Trời”- anh Lộc nói

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 10.

Ở Đà Nẵng, rất đông người dân đã đổ ra Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) để xem "trăng máu" qua kính thiên văn miễn phí. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ chiêm ngưỡng được một phần nguyệt thực toàn phần do thời tiết không thuận lợi, nhiều mây.

Từ khoảng 17 giờ ngày 8/11, nhiều bạn trong CLB Thiên văn Đà Nẵng đã mang các thiết bị kính ngắm thiên văn đến Công viên biển Đông (đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để chờ đợi Nguyệt thực toàn phần.

Theo ghi nhận của PV, rất đông người dân, trong đó chủ yếu là các bạn trẻ và trẻ em cũng tập trung xếp hàng chờ đến lượt được ngắm mặt Trăng có màu đỏ đồng - còn gọi là “trăng máu”.

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 13.

Để kế hoạch xem nguyệt thực toàn phần diễn ra thuận lợi, nhiều bạn trẻ ở Đà Nẵng đã sử dụng phần mềm tích hợp với kính ngắm thiên văn để theo dõi hướng đi của trăng. 3 chiếc kính viễn vọng với nhiều kích cỡ được CLB Thiên văn Đà Nẵng đặt tại công viên Biển Đông để người dân có thể tự do quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2022. Tuy nhiên, do trăng lẩn khuất trong đám mây khiến việc thay các kính để phù hợp tiêu cự khó khăn nên không quan sát kịp.

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 14.

Khoảng 18 giờ 30 đến 20 giờ, trăng bắt đầu ló qua những đám mây khi quan sát tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, thời điểm này, mọi người cũng chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần.

Hình ảnh "mãn nhãn" của hiện tượng thiên nhiên thú vị này.

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 16.

Hào hứng khi vừa được ngắm “trăng máu”, bạn Nguyễn Thị Thu Thủy, Sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng chia sẻ: “Bọn mình nghe tin tối nay sẽ xuất hiện nguyệt thực toàn phần nên cả nhóm tập trung từ sớm tại bờ biển. Dù thời tiết không thuận lợi nhưng mình được tận mắt xem nguyệt thực thật là thú vị và mãn nhãn”.

Người dân thích thú đi xem Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 17.

Đến thời điểm 21 giờ 30 tối 8/11, nhiều người dân, bạn trẻ Đà Nẵng vẫn cố nán lại để hy vọng được xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần, nhưng đa số đều tỏ ra hụt hẫng khi không nhìn thấy được “trăng máu” như mong đợi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm