Vị vua tại vị lâu nhất thế giới
Quốc vương Bhumibol Adulyadej luôn sống mãi trong lòng người dân Thái Lan |
Sinh ngày 5/12/1927 tại bang tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, vua Bhumibol là con trai út của vua Mahidol Adulyadej (Rama VII). Ông bất ngờ được lên ngôi ngày 9/6/1946 và được phong tước hiệu 4 năm sau đó sau khi anh trai là vua Rama 8 qua đời sau một tai nạn được coi là có liên quan tới vũ khí trong nội cung của Hoàng gia Thái Lan. Ông là vị vua thứ 9 của vương triều Rama cai trị tại Thái Lan nên vẫn thường được gọi là Rama IX. Ông đã có công tái tạo tầm ảnh hưởng của Hoàng gia Thái Lan suốt 70 năm trên ngai vàng.
Quốc vương Bhumibol là một vị vua thông minh, ham học hỏi, đặc biệt là những tinh hoa của các nền văn minh thế giới. Ông giỏi âm nhạc và các ca khúc nhà vua sáng tác được yêu thích trong các cuộc tụ họp công cộng và được trình diễn trong các buổi hoà nhạc. Vua Bhumibol đã viết tất cả 48 bản nhạc. Ngoài ra, ông còn là một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia và dịch giả. Vua Bhumibol cũng là một trong những người giàu nhất thế giới.
Kể từ khi lên ngôi trị vì, vua Bhumibol Adulyadej luôn chăm lo tới cuộc sống của người dân Thái Lan, nhất là những người ở nông thôn. Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej được xem là biểu tượng của sự đoàn kết đất nước. Ông là một trong những vị vua được yêu mến nhất lịch sử Thái Lan nhờ hơn 2.000 dự án về phát triển làm thay đổi cuộc sống hàng triệu nông dân nghèo. Ông cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp cho các cuộc cách mạng dân chủ cũng như hiện đại hóa đất nước Thái Lan. Vì vậy, ông được người dân Thái Lan vô cùng yêu mến và kính trọng và coi như một vị 'Phật sống'.
Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan thị sát hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 1996 |
Ngày sinh nhật Nhà Vua là quốc lễ, được xem như “Ngày của cha” và Quốc khánh của Thái Lan. Với những đóng góp to lớn trên, Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan trao tặng "Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại" tháng 6/2006. Ông cũng được bảo vệ bởi luật nghiêm khắc nhất thế giới về việc chống nói xấu Hoàng gia.
Với phần lớn trong số 68 triệu người dân, ông được xem là nguồn lực cho sự thống nhất, là trụ cột của sự ổn định trong suốt khoảng thời gian nhiều biến động của đất nước. Ông là người kết nối giữa một đất nước chia rẽ chính trị sâu sắc giữa 2 phe tinh hoa thành thị và người nghèo nông thôn. Ông là một chính trị gia tinh tế, sắc sảo được tất cả các đảng phái chính trị, quân đội, cảnh sát lắng nghe và tuân thủ.
6 năm qua, phần lớn thời gian ông phải điều trị tại Bệnh viện Siriraj (Bangkok) do nhiễm trùng đường hô hấp, tụ dịch quanh não và sưng phổi. Từ lâu, người dân cũng lo ngại rằng sự chia rẽ chính trị trong nước sẽ càng khiến sức khỏe của ông xấu đi. Vua Bhumibol đã lâm bệnh nặng từ hơn một năm nay và thường xuyên phải điều trị đặc biệt tại Bệnh viện Siriraj.
Ngày 12/10, toàn bộ Hoàng tộc Thái Lan đã có mặt tại bệnh viện để túc trực. Hàng nghìn người dân Thái Lan đã tập trung để cầu nguyện khi những thông tin về sức khoẻ của Quốc vương Bhumibol Adulyadej có những chuyển biến xấu theo thông báo của Hoàng gia Thái Lan. Họ mặc những chiếc áo hồng, vì họ tin rằng sẽ đem lại điều may mắn cho Nhà vua của mình. Người dân cùng nhau thắp hương, thắp nến, tụng kinh và hô vang “Nhà vua vạn tuế” và ngước nhìn lên cao, nơi phòng bệnh Nhà vua đang điều trị.
Ngày 12/10, toàn bộ Hoàng tộc Thái Lan đã có mặt tại bệnh viện để túc trực. Hàng nghìn người dân Thái Lan đã tập trung để cầu nguyện khi những thông tin về sức khoẻ của Quốc vương Bhumibol Adulyadej có những chuyển biến xấu theo thông báo của Hoàng gia Thái Lan. Họ mặc những chiếc áo hồng, vì họ tin rằng sẽ đem lại điều may mắn cho Nhà vua của mình. Người dân cùng nhau thắp hương, thắp nến, tụng kinh và hô vang “Nhà vua vạn tuế” và ngước nhìn lên cao, nơi phòng bệnh Nhà vua đang điều trị.
Người người ôm nhau khóc, nước mắt như mưa khi Nhà vua qua đời |
Bên ngoài Bệnh viện Siriraj, nơi Quốc vương vừa băng hà, là cảnh tượng những người phụ nữ ôm nhau khóc, nước mắt như mưa. Trước đó, vào buổi chiều, khi tình hình sức khỏe Nhà vua trở nên nguy kịch, người dân Thái cũng đã không kìm được sự xúc động.
Nóng bỏng chuyện kế vị
Thủ tướng nước này Prayut Chan-o-cha phải cắt bỏ chuyến công du tới Ấn Độ, ngoài ra các sự kiện lớn tại Thái Lan liên quan tới Hoàng gia cũng phải hoãn lại vô thời hạn. Nội các Thái Lan đã tiến hành họp khấn cấp để bàn về các vấn đề liên quan đến kế vị và tình hình đất nước. Hiện tại, tang lễ của Vua Bhumibol đang được văn phòng Hoàng gia Thái Lan và chính phủ nước này gấp rút chuẩn bị.
Thái tử Maha Vajralongkorn (giữa) cùng Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan |
Vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Thái Lan hiện nay là chuyện thừa kế ngai vàng. Vua Bhumibol kết hôn cùng Hoàng hậu Sirikit và có 4 người con, 1 trai, 3 gái. Theo Luật kế vị Hoàng gia, Thái tử Maha Vajralongkorn (64 tuổi) sẽ là người kế vị Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej.
"Quan điểm của tôi là Thái tử Vajiralongkorn sẽ kế vị. Tôi không nghĩ là có khả năng khác. Chính quyền đương nhiệm ở Thái Lan đã cho thấy rõ là họ ủng hộ thái tử", ông Kevin Hewinson, chuyên gia về châu Á tại Đại học North Carolina (Mỹ), nhận định. Đồng tình với ý kiến trên, học giả người Đức Serhat Unaldi tin rằng vị trí của Thái tử Vajiralongkorn rất chắc chắn. "Không có ai có thể thay thế Thái tử Vajiralongkorn. Dựa theo Luật Truyền ngôi Hoàng gia, ông ấy là người thừa kế ngai vàng phù hợp", ông Unaldi nói với báo South China Morning Post.
"Quan điểm của tôi là Thái tử Vajiralongkorn sẽ kế vị. Tôi không nghĩ là có khả năng khác. Chính quyền đương nhiệm ở Thái Lan đã cho thấy rõ là họ ủng hộ thái tử", ông Kevin Hewinson, chuyên gia về châu Á tại Đại học North Carolina (Mỹ), nhận định. Đồng tình với ý kiến trên, học giả người Đức Serhat Unaldi tin rằng vị trí của Thái tử Vajiralongkorn rất chắc chắn. "Không có ai có thể thay thế Thái tử Vajiralongkorn. Dựa theo Luật Truyền ngôi Hoàng gia, ông ấy là người thừa kế ngai vàng phù hợp", ông Unaldi nói với báo South China Morning Post.
Một số chuyên gia nhận định do Nhà vua băng hà, chính phủ Thái Lan buộc phải lùi cuộc bầu cử dự kiến tổ chức vào cuối năm sau. Trước đó, Thủ tướng Chan-o-cha nói sẽ thúc đẩy kế hoạch bầu cử sau khi trưng cầu dân ý cho thấy người dân ủng hộ bản hiến pháp mới. Theo Patrick Jory, chuyên gia về lịch sử Đông Nam Á tại Đại học Queensland (Australia), các tướng lĩnh quân đội có thể muốn duy trì quyền lực qua thời gian tang lễ và cho đến khi tân quốc vương đăng cơ để "giữ vững sự ổn định chính trị".