Người dân 'vùng đất đắt đỏ' phải vay nặng lãi phí mai táng

04/11/2016 - 20:48
Anh là nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất trên thế giới. Rất nhiều hộ gia đình phải giữ đông lạnh thi thể người thân sau khi chết một thời gian dài chỉ vì không có điều kiện chi trả phí làm tang lễ.
tang-le-anh-3.jpg

Một người mẹ Anh 60 tuổi tên là Colette, sống tại Oxfordshire, do không có khả năng chi trả một tang lễ đắt đỏ nên buộc phải giữ đông lạnh thi thể con trai mình trong suốt 9 tháng trời tại bệnh viện. Gần đây, nhờ có sự giúp đỡ của nhà thờ ở Oxfordshire, bà Colette cuối cùng cũng hoàn thành mong muốn bấy lâu nay là được chôn cất con trai tử tế.

Bà Colette cho biết: “Sau khi con trai tôi chết, tôi không thể lo liệu một đám tang trang trọng cần phải có, vì không có tiền làm tang lễ cho con nên tôi cảm thấy rất hổ thẹn”.

tang-le-anh-4.jpg

Trường hợp như của bà Colette không phải hiếm tại Anh, vì không có điều kiện trả chi phí cho đám tang nên nhiều gia đình phải giữ lại thi thể hoặc tro xương của người nhà trong một thời gian. Theo thống kê, có gần 1,2 triệu hộ gia đình thu nhập thấp ở Anh vì muốn chi trả phí tang lễ mà sử dụng hình thức “Payday loans”. Đây là một khoản vay nhỏ ngắn hạn, người vay cần dùng tiền trước ngày lĩnh lương, thời gian trả nợ thường là hai tuần, lãi suất năm là 390 - 780%. Có thể coi đây là khoản vay nặng lãi, nếu vay 1.000 bảng Anh thì sau hai tuần sẽ phải trả lại 1.150 bảng Anh.

tang-le-anh-1.jpg

Ngành công nghiệp tang lễ tại Anh vẫn chưa đưa ra một mức phí tiêu chuẩn cụ thể. Như trường hợp của bà Colette, sau khi con trai mất bà có đi tham khảo chi phí mai táng của 6 công ty làm dịch vụ tang lễ và nhận được báo giá dao động từ 4.000 đến 8.000 bảng Anh.

Bà Colette đau lòng nói: “Tôi cảm thấy tuyệt vọng và lo lắng. Tôi không có cách nào giúp con trai yên tâm ‘về trời’. Bọn họ đưa ra giá cao không theo một chuẩn mực nào”.

tang-le-anh-2.jpg

Nếu như nhà có sân vườn thì gia đình có thể mua quan tài về rồi chôn cất người thân ngay trong vườn nhà mình. Tuy nhiên, để có thể chôn cất thi thể trong nhà thì người chủ hộ bắt buộc phải có chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, phần bất động sản dành để chôn người đã mất có giá trị tổn thất tương đương 50.000 bảng Anh.

Chi phí an táng không giống nhau tùy theo từng khu vực. Luân-đôn được coi là “vùng đất chết” đắt đỏ nhất, kế tiếp là vùng Tây Nam bộ của Anh. Chi phí tang lễ trung bình ở Anh tiếp tục tăng cao, tuy nhiên tiền trợ cấp mai táng vẫn không thay đổi trong nhiều năm, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân Anh kêu ca phàn nàn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm