pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người hội tụ 4 điều này cuộc sống ngày càng an yên, thành công và hạnh phúc
1. Đồng cảm và thấu hiểu: Chỉ khi thấu hiểu người khác, chúng ta mới hiểu được bản chất con người
Sự đồng cảm là nền tảng mối quan hệ của chúng ta với tất cả mọi người. Đa phần những thất bại trong các mối quan hệ cá nhân là do "sự hiểu lầm". Chúng ta có xu hướng mong đợi người khác phản ứng và đưa ra kết luận giống như cách chúng ta nghĩ.
Tuy nhiên, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, xuất phát điểm khác nhau với những trải nghiệm sống khác nhau dẫn đến cách suy nghĩ, quan điểm khác nhau. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với người khác nhưng nhất định phải biết tôn trọng. Đừng bao giờ cười nhạo ai vì cho rằng họ thật kém cỏi. Con người không ai hoàn hảo, làm người nhất định phải học cách đồng cảm, thấu hiểu và bao dung. Thái độ chân thành này giúp chúng ta dũng cảm đối mặt với chính mình, giảm bớt căng thẳng trong các mối quan hệ, khiến mọi người hiểu nhau hơn cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn về con người và cuộc sống.
2. Dũng cảm: Hành động hơn là mãi đứng yên
Dũng cảm là trạng thái tâm trí thứ hai của những người ở “tầng cao”. Dũng cảm là gì? Dũng cảm là dám đặt ra các mục tiêu và sau đó thực hiện chúng. Chỉ thông qua hành động, những mục tiêu, hy vọng và niềm tin của bạn mới có thể biến thành hiện thực.
Không có gì trên thế giới này là chắc chắn hoặc đảm bảo tuyệt đối. Sự khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ thất bại thường không quyết định bởi khả năng hay ý tưởng mà là sự can đảm để tin tưởng vào chính mình. Nếu luôn sợ rủi ro và không dám hành động, bạn sẽ không đạt được bất cứ điều gì.
Có thể sẽ khó khăn, có thể sẽ mắc sai lầm song mỗi lần vấp ngã bạn đều có thể học được những bài học quý báu. Đừng từ bỏ việc theo đuổi mục tiêu của mình, can đảm chấp nhận rủi ro và rút ra cho bản thân bài học từ thất bại, bạn sẽ ngày càng mạnh mẽ và tiến những bước vững chắc về phía trước.
3. Khoan dung: Nhận thức của bạn quyết định khả năng chịu đựng của bạn
Những người ở “tầng cao” luôn quan tâm đến người khác. Họ quan tâm đến những khó khăn và nỗi niềm của người khác. Và khi một người khoan dung với người khác, người đó cũng phải khoan dung với chính mình.
Ai đó từng nói rằng nền tảng của lòng bao dung chính là sự hiểu biết. Chỉ khi hiểu biết sâu sắc về vạn vật, bạn mới có thể hiểu được sự phức tạp của con người và thế giới, mới không có lối tư duy phê bình chỉ trích.
Hãy học cách không lên án người khác, không phán xét, không đổ lỗi và ghét bỏ họ vì những sai lầm. Khi bạn nhận thấy sự giá trị của mọi người, bạn sẽ phát triển bản thân mình theo hướng tốt hơn. Khoan dung với người khác là biểu hiện của một nhân cách thành công. Mỗi người đều cần học cách tôn trọng sự độc đáo của một con người.
4. Tôn trọng: Đánh giá cao người khác là tôn trọng chính mình
Trong số những cạm bẫy và vực thẳm của cuộc đời, điều đáng sợ nhất là bạn không tôn trọng chính mình. Đây là điều khó vượt qua nhất bởi vực thẳm ấy do chính bạn tạo ra.
Một người luôn tôn trọng bản thân sẽ không thù địch với người khác. Họ không cần phải chứng minh bất cứ điều gì vì có thể thấu rõ mọi thứ, không cần người khác chứng minh những yêu cầu của mình.
Tôn trọng là đánh giá cao các giá trị của cả bản thân và người khác. Bí quyết lớn nhất để một người tự tôn trọng mình là đánh giá cao người khác hơn và tôn trọng mọi người. Làm được điều này, bạn đang mở ra tiềm năng thành công của chính mình.
4 trí tuệ của người trình độ cao này thực sự là sự cải thiện cơ bản nhất của khả năng nhận thức. Khả năng nhận thức này phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về cuộc sống. Bạn càng hiểu được sự độc đáo của cuộc sống, bạn sẽ càng biết cách tôn trọng và khoan dung với người khác.