Những người không nên ăn nho:
1. Người bị tiểu đường
Nho giàu đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì thế, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.
2. Người răng lợi kém
Những người đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn.
Đường trong nho khi lên men có tính ăn mòn cao đối với răng, ảnh hưởng đến men răng, gây sâu răng, vì vậy khi ăn nho xong cần súc miệng và đánh răng ngay.
3. Người tì vị hư hàn, hệ tiêu hóa kém
Nho có tác dụng nhuận tràng, ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Do đó, những người tì vị hư hàn, bụng dạ yếu không nên ăn nhiều.
Nho có rất nhiều chất xơ, khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Không kết hợp nho với:
1. Nhân sâm
Nho có một lượng lớn acid tannic, trong khi nhân sâm rất giàu protein. Sự kết hợp giữa acid tannic và nhân sâm tạo thành kết tủa ảnh hưởng đến sự hấp thụ nhân sâm và làm giảm hiệu quả của nhân sâm.
2. Hải sản
Nho chứa nhiều acid citric, trong khi hải sản như cá biển, tôm biển và cua biển rất giàu protein và canxi. Nếu acid citric kết hợp với protein sẽ không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein, mà còn kích thích dạ dày, gây chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Do đó, nên ăn hải sản trong khoảng thời gian 4 giờ sau khi ăn nho để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Sữa
Nho chứa các acid trái cây như tartaric, malic và citric sẽ phản ứng với protein trong sữa gây kết tủa, đồng thời một số thành phần trong sữa phản ứng với vitamin C trong nho không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ, mà còn tổn hại sức khỏe đường tiêu hóa gây trướng bụng, đau bụng dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa. Do đó, bạn nên ăn nho 1 giờ sau khi uống sữa.
4. Thực phẩm giàu kali
Bản thân nho có chứa hàm lượng kali cao, khi ăn cùng với thực phẩm chứa nhiều kali khác dễ làm tăng kali máu, gây ra chứng đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim. Thực phẩm giàu kali như tảo biển, rong biển, chuối, hạnh nhân và các loại đậu... Nếu ăn những thực phẩm này, bạn phải đợi 2-3 giờ sau mới được ăn nho.
5. Tetracyclin
Tetracyclin được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Nếu đang dùng loại kháng sinh này mà ăn nho thì sẽ làm giảm, thậm chí làm mất tính hiệu quả của thuốc.
Lời khuyên
Quả nho mềm, căng vỏ, mọng nước không có các vết bầm dập, còn lớp phấn bám trên quả, cuống còn tươi, lớp xanh của cuống mềm mại, đó là chùm nho ngon, còn mới.
Cách rửa sạch nho: Cắt nho vào chậu, rắc bột mì, đổ nước sao cho không ngập hết nho, dùng tay quấy nước, xả dưới vòi nước, sau đó ngâm nho với nước muối.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Do đó, nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt để cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Không nên ăn quá nhiều nho một lúc, dễ sinh nội nhiệt, gây nóng trong vì chúng chứa hàm lượng đường cao.