Người phụ nữ lớn tuổi dửng dưng với cháu và cái kết sau 20 năm

PHAN
17/07/2022 - 06:43
Người phụ nữ lớn tuổi dửng dưng với cháu và cái kết sau 20 năm
Nhìn thấy người khác có con cháu kề bên vui vẻ, bà Vương chỉ đành khóc thầm, chấp nhận số phận của mình.

Câu chuyện "chăm cháu" của bà Vương gây ra tranh cãi dữ dội về trách nhiệm của người bà đối với cháu.

Hối hận vì không chăm cháu

Bà Vương quen với chồng nhờ cuộc xem mắt. Hai người kết hôn sinh được một đứa con trai. Về sau, vì tình cảm bất hòa nên cả hai đã ly thân, tách ra ở riêng.

"Tôi không thích chăm cháu. Tôi còn có lương hưu, sau này không cần mấy người nuôi!", 20 năm sau, mẹ già đã hối hận! - Ảnh 1.

Đến năm hơn 40 tuổi, vợ chồng bà Vương ly hôn. Người chồng có gia đình mới. Bà Vương ở vậy nuôi con trai đến lớn.

Đến năm 55 tuổi, bà Vương chính thức về hưu, mỗi ngày đi nhảy quảng trường, thỉnh thoảng lại đi du lịch, ngày tháng trôi qua vô cùng nhàn hạ.

Không ngờ 1 năm sau, con dâu sinh được cặp sinh đôi trai gái. Người con trai nhờ bà Vương đến nhà giúp đỡ chăm cháu.

Bà Vương cảm thấy khó khăn lắm, bản thân mới được nghỉ hưu. Hiện tại con cái lớn khôn, nhiệm vụ hoàn thành. Cháu trai và cháu gái không phải do bà sinh ra. 

"Con ai sinh người đó chăm. Tôi không thích chăm cháu. Tôi còn có lương hưu, sau này không cần mấy người nuôi tôi!", bà Vương đanh thép tuyên bố với con trai. 

"Tôi không thích chăm cháu. Tôi còn có lương hưu, sau này không cần mấy người nuôi!", 20 năm sau, mẹ già đã hối hận! - Ảnh 2.

Mẹ không chăm giúp cháu, hai vợ chồng còn phải đi làm nên cuộc sống hằng ngày vô cùng bận rộn, căng thẳng.

Vốn nghĩ rằng mẹ chồng có thể đến chăm cháu, ai ngờ bà mẹ chồng còn trẻ này lại quá sống cho bản thân. Bà cũng thương cháu, nhưng không hề có ý định chăm nom, dù một ngày ít ỏi.

Về sau, chồng cũ của bà Vương và vợ là bà Tần đến chăm 2 cháu nội. Không ngờ rằng, bà Tần, vốn không có khả năng sinh con nên đã rất thích đôi cháu trai cháu gái này. Thế là vợ chồng bà Tần cùng đồng ý chăm sóc cháu nội, còn mướn thêm một người giúp việc để phụ trách công việc cơm nước, nhờ vậy hai người có thời gian bên cạnh cháu trai và cháu gái hơn.

Đương nhiên, cũng nhờ hành động này, con dâu của bà Vương rất thích bố chồng và mẹ kế. Con cái dần lớn khôn, chúng càng thân thiết với bà Tần hơn. Thế là con dâu của bà Vương thương lượng với chồng rằng sau này sẽ chăm sóc bà Tần khi về già.

Mỗi dịp lễ Tết, con cháu đều vây quần bên nhà bà Tần, tình cảm vô cùng thắm thiết. Song, tình cảnh của con trai, con dâu và hai đứa cháu nội lại vô cùng nhạt nhòa với bà Vương.

"Tôi không thích chăm cháu. Tôi còn có lương hưu, sau này không cần mấy người nuôi!", 20 năm sau, mẹ già đã hối hận! - Ảnh 3.

Năm bà Vương 70 tuổi không cẩn thận bị ngã nên phải nhập viện tận 1 tháng. Con trai và con dâu đều đi làm. Anh con trai xem như còn chút lương tâm, thuê một người đến chăm sóc mẹ.

Nhưng người giúp việc này lại rất khôn lỏi. Khi có người khác ở bên thì ân cần với bà Vương. Những lúc không có ai lại vô cùng làm biếng, khiến bà Vương bị mắc bệnh về da vì không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

"Tôi không thích chăm cháu. Tôi còn có lương hưu, sau này không cần mấy người nuôi!", 20 năm sau, mẹ già đã hối hận! - Ảnh 4.

Xuất viện, bà Vương vẫn không thể di chuyển linh hoạt, người con trai cho mẹ già vào viện dưỡng lão, mà chi phí lại dùng lương hưu của chính bà. 

Đến đây, bà Vương hối hận không thôi vì khi xưa đã không giúp con chăm cháu. Cô con dâu còn mỉa mai bằng một câu quen thuộc: "Con ai sinh người đó chăm!". Cô chưa bao giờ đến thăm mẹ chồng. 

Nhìn thấy người khác có con cháu kề bên vui vẻ, bà Vương chỉ đành khóc thầm, chấp nhận số phận của mình.

Ông bà có trách nhiệm chăm cháu không?

1. Ông bà không chăm cháu là sai sao?

"Con ai sinh người đó chăm" là hoàn toàn chính xác! Theo đó con cái không có quyền bắt buộc cha mẹ phải chăm cháu. Bản thân họ đã có tuổi, sức khỏe không còn như xưa nên việc chăm cháu thật sự không quá phù hợp. 

"Trẻ nuôi con, già chăm cháu". Đây dường như đã trở thành gánh nặng cuộc đời của rất nhiều ông bố bà mẹ.

Đương nhiên, ông bà chăm cháu thì con cái có thêm thời gian đi làm kiếm tiền, cuộc sống cũng thoải mái hơn. Nhưng nếu cha mẹ không đồng ý giúp sức thì con cái cũng không có quyền trách móc hay hận họ. 

Thế nhưng xét về mặt đạo đức và tình cảm, việc bà Vương không hề chăm sóc lấy 1 ngày cũng khiến người ta không khỏi bức xúc. Bà có quyền không chăm cháu, vậy thì phải chấp nhận việc tình cảm bà cháu không mấy mặn mà. Thậm chí còn có phần hơi ích kỷ nếu bà chỉ biết đừng nhìn trong khi con trai và con dâu lại phải khổ sở trong việc chăm sóc cháu.

"Tôi không thích chăm cháu. Tôi còn có lương hưu, sau này không cần mấy người nuôi!", 20 năm sau, mẹ già đã hối hận! - Ảnh 5.

2. Cách đối xử lạnh lùng của con cái khi cha mẹ không đồng ý chăm cháu liệu có đúng đắn?

Sau khi câu chuyện về bà Vương được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích vợ chồng người con trai.

"Nếu không có khả năng chăm sóc con thì đừng sinh. Đẻ ra không nuôi được, đến khi nhờ cha mẹ chăm cháu không được thì lại hận thù. Mẹ già sức yếu mà đối xử như người dưng nước lã".

"Bà Vương không chịu chăm cháu là quyền của bà. Hai người là cha mẹ thì phải có trách nhiệm nuôi con. Bản thân đã không thể hoàn thành trách nhiệm này, cuối cùng lại đổ hết lên đầu mẹ già".

Thật vậy! Cách suy nghĩ "Ai chăm con của mình được thì mình sẽ lo lắng cho người đó khi về già" của hai vợ chồng con trai bà Vương đã đánh tráo khái niệm về trách nhiệm nuôi con.

Con người chúng ta thường biết ơn khi nhận ơn. Việc hai vợ chồng trẻ biết ơn vợ chồng bà Tần là chuyện hoàn toàn đúng đắn. Nhưng việc hai người xa lánh bà Vương, ngay cả người con trai ruột cũng đối xử vô cùng tuyệt tình, đã vi phạm nguyên tắc đạo đức chữ Hiếu. Đó là lý do vì sao họ bị cộng đồng mạng lên án. 

"Ông bà chăm cháu", một vấn đề khá nhức nhối tiềm ẩn trong những gia đình. Ông bà chăm cháu thì khổ cực, nhưng không chăm lại bị con cái chỉ trích. Ai đúng ai sai còn phải suy xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.

(Nguồn: Zhihu)


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm