Người phụ nữ nhận lương cao nhất nước Mỹ

30/06/2016 - 14:39
Sinh ra ở New York và trở thành người “lái con tàu” Burberry từ năm 2006, Angela Ahrendts đã biến thương hiệu nước Anh trở thành một trong những nhãn hàng thời trang phát đạt nhất thế giới. Bà là người phụ nữ điển hình cho câu chuyện “From Zero to Hero".
Angela Ahrendts sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em tại New Palestine, Ấn Độ. Từ nhỏ, bà đã thể hiện khả năng sáng tạo của mình, tạo ra các hình ảnh nghệ thuật từ các tạp chí thời trang và biến tầng dưới tủ quần áo thành ốc đảo nghệ thuật của riêng mình.
4.jpg
Angela Ahrendts -  nữ CEO tài năng.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Ahrendts ghi danh đại học bang Indiana ngành thiết kế thời trang. Tuy nhiên, bà nhanh chóng từ bỏ ước mơ này vì nhận ra mình thiếu những phẩm chất cốt lõi của một nhà thiết kế.

Một giáo sư đã góp ý với bà: “Con đường thành công của em chính là con đường thương mại hóa thời trang”. Và Ahrendts đã chuyển hướng sự nghiệp sang con đường quản lý kinh doanh thời trang.

Một ngày sau lễ tốt nghiệp, bà lên máy bay tới New York để bắt đầu sự nghiệp. Suốt thời thanh niên, bà đã làm việc tới 80 giờ mỗi tuần tại Donna Karan và Liz Claiborne, các hãng thời trang hàng đầu New York. Rồi bà trở thành chủ tịch của Donna Karan International và phó chủ tịch điều hành của Liz Claiborne Inc.

Người yêu bà sau đó cũng rời Indiana tới New York. Họ tổ chức đám cưới và có với nhau 3 người con. Khi cuộc sống vừa mới ổn định, Ahrendts nhận được lời mời từ Rose Marie Bravo, cựu CEO Burberry, đề nghị bà sang Anh tham gia đế chế thời trang 160 năm tuổi này. Ahrendts cho biết bà đã từ chối ngay lập tức bởi đứng trước nhiều băn khoăn của một người mẹ, người vợ.

Tuy nhiên, trước sự kiên trì của Bravo, Ahrendts cuối cùng đã bay sang Anh. Bà tự nhủ, đây phải là một quyết định đúng đắn.
2.jpg
 Bà đã chèo lái con thuyền đưa Burberry vượt qua thời gian khủng hoảng nhất.
Một trong những yếu tố thuyết phục Ahrendts là bề dày lịch sử văn hóa của Burberry. Thế nhưng bà đã thất vọng ngay sau khi tới London và chứng kiến tình cảm ít ỏi còn sót lại của đội ngũ điều hành với thương hiệu.

Nhiều người trong số họ, mặc dù nhận được chiết khấu cao khi mua sản phẩm và nó cũng rất thích hợp với thời tiết Anh, nhưng họ lại không hề sử dụng trang phục của Burberry.

Trong một thời gian dài, Burberry đã bị gắn với những hình ảnh không đẹp. Ahrendts phải làm việc cật lực với giám đốc sáng tạo Christopher Bailey để làm mới hình ảnh Burberry trong mắt người tiêu dùng. Mỗi một thiết kế đều phải được Bailey kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được sản xuất. Và bước ngoặt của Burberry đến từ đây.

Đưa thương hiệu trở lại từ bờ vực thẳm là một việc làm khó khăn và vất vả. Trước khi Ahrendts tham gia quản lý, Burberry đã bán 23 giấy phép cho các tập đoàn sử dụng hình ảnh Burberry gắn lên sản phẩm của họ, bao gồm cả những sản phẩm như miếng lót dùng một lần cho vật nuôi. Ahrendts cho biết bà có cảm giác như vài năm đầu công việc của mình chỉ là để mua lại các giấy phép này. Tuy mệt mỏi nhưng bà biết rằng đây là công việc cần thiết để quản lý hiệu quả hình ảnh và cần phải làm càng sớm càng tốt để đưa Burberry trở lại vẻ đẹp tinh khiết ban đầu.

Thời gian đầu, Ahrendts đã vấp phải rất nhiều khó khăn. Bà đã quyết định thay đổi hoàn toàn tình hình tại Burberry, như sa thải nhóm thiết kế người Hồng Kông, đóng cửa các nhà máy ở New Jersey và miền Nam xứ Wales để tập trung sản xuất về một mối... Việc đóng cửa nhà máy đã gây ra cả một cơn bão chính trị, đến mức Ahrendts phải ra giải trình trước Quốc hội Anh. Thế nhưng cuối cùng mọi người đều phải thừa nhận rằng bà đã đúng.
3.png
Angela Ahrendts đã có công hồi sinh thương hiệu thời trang nổi tiếng của Anh.
Những gì Ahrendts bỏ công sức vun đắp xây dựng đã được đền bù xứng đáng. Danh tiếng của Burberry được cải thiện rõ rệt trong suốt thời gian Ahrendts điều hành. Không chỉ phục hồi di sản thời trang đẹp đẽ của Burberry, đẩy mạnh truyền thông số và tạo ra nhiều sản phẩm mới có tính đột phá, bà còn tạo ra được những con số thuyết phục: doanh thu hằng năm của Burberry đã tăng hơn 2 lần từ 2007 đến 2012 và giá cổ phiếu tăng 2 lần từ năm 2006 đến 2012.

Nói về Ahrendts, Justine Picardie, Tổng Biên tập Harper’s Bazaar Anh, cho biết Ahrendts không chỉ hồi sinh Burberry mà còn giúp cho cả ngành thời trang Anh thành công bằng cách đưa London trở lại bản đồ thời trang cao cấp. Sau khi Burberry hồi phục, Tổng Biên tập Anna Wintour của Tạp chí thời trang Vogue đã tới London tham gia tuần lễ thời trang sau nhiều năm vắng bóng. Giới thiết kế cũng đổ về đây để được là người đầu tiên chiêm ngưỡng những sáng tạo của Burberry.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh với Burberry, từ tháng 10/2013, Angela Ahrendts được Apple mời về làm CEO bộ phận bán lẻ.

Mới đây nhất, Bloomberg công bố danh sách những phụ nữ được trả lương cao nhất nước Mỹ và Angela Ahrendts  đã là người đứng đầu với thu nhập 82,6 triệu USD. Số tiền này bao gồm khoản lương hằng năm, tiền thưởng và tiền từ khoản cổ phần còn lại tại Burberry.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm