Nguyên nhân gây béo phì ở tuổi dậy thì và cách giảm cân an toàn

Ngọc Điệp
16/06/2022 - 15:30
Béo phì ở tuổi dậy thì là vấn đề dành được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh chăm sóc con ở độ tuổi dậy thì. Vậy nguyên nhân nào gây tăng cân và đâu là cách để giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả?

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh hiện nay là tình trạng béo phì ở trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì.

Vậy béo phì ở độ tuổi này có cần thiết phải giảm cân không? Cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả là gì?

1. Nguyên nhân gây béo phì ở tuổi dậy thì

Theo các chuyên gia, béo phì ở độ tuổi dậy thì do một số nguyên nhân dưới đây:

- Tốc độ chuyển hóa năng lượng giảm: Trẻ em bước vào độ tuổi dậy thì có khuynh hướng ít sử dụng năng lượng hơn, tăng thời gian nghỉ ngơi lên đáng kể so với lúc trẻ còn nhỏ.

Do sự vận động của trẻ giảm xuống nên phần lớn năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo khiến trẻ em ở lứa tuổi này dễ dàng bị béo phì.

- Tăng lượng calo tiêu thụ hằng ngày lên mức cao hơn so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do hormone kích thích tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì tăng với nồng độ cao. Từ đó, trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, dễ gây tăng cân hơn.

- Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, nhiều tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt... Bên cạnh đó, không ít trẻ thích ngồi một chỗ chơi điện tử, sử dụng mạng internet cùng các thiết bị công nghệ, tăng thời gian nghỉ ngơi thụ động, gây tăng cân ở tuổi dậy thì.

Bật mí cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả - Ảnh 1.

Tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo và đồ ngọt là nguyên nhân tăng cân ở tuổi dậy thì - Ảnh Internet.

2. Trẻ ở độ tuổi dậy thì có cần thiết phải giảm cân không?

Tuổi dậy thì có nên giảm cân không và việc giảm cân có cần thiết không là băn khoăn của nhiều cha mẹ.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở độ tuổi dậy thì, cân nặng thay đổi không phải là dấu hiệu bắt buộc trẻ phải giảm cân. Cơ thể ở tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi lớn, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ. Các hormone được giải phóng trong lứa tuổi này sẽ khiến các bé gái bị tăng mỡ và các bé trai tăng cơ.

Với những bé gái, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất béo giúp bụng, đùi và ngực đầy đặn, phần hông, mông rộng và to hơn. Cần lưu ý, đây là những thay đổi bình thường nhưng có lúc khiến bé tự ti, bé cảm thấy mình béo lên và bị thừa cân nặng, dẫn tới một số bé tự ý giảm cân.

Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu xem bé có thực sự bị thừa cân hay không. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những lo lắng của mình và bé về cân nặng tăng trong độ tuổi dậy thì để được tư vấn chính xác, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Các bác sĩ cho biết, nếu trẻ ở tuổi dậy thì có chỉ số BIM lớn hơn hoặc bằng 25 thì có thể xác định là trẻ đang bị thừa cân, béo phì. Đây là thời điểm trẻ cần giảm cân để có ngoại hình cân đối, sức khỏe ổn định và tránh được những căn bệnh do tình trạng thừa cân gây ra.

3. Cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả

Dậy thì là độ tuổi để trẻ phát triển cả thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy, việc giảm cân ở giai đoạn này có những khác biệt để trẻ vừa khỏe mạnh vừa không thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Dưới đây là cách để giảm cân ở tuổi dậy thì các bậc cha mẹ và các bé có thể tham khảo.

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Ở tuổi dậy thì, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa kiểm soát cân nặng mà không làm trẻ chậm lớn.

3.1.1. Cách để giảm cân ở tuổi dậy thì: Những thực phẩm nên ăn

- Rau xanh: Rau xanh là thực phẩm chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất, chất xơ nhưng thường chứa ít calo. Không những vậy, trong rau xanh còn chứa các hợp chất mạnh mẽ được gọi là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự có thể gây nên những tổn thương hoặc tình trạng viêm nhiễm.

Bật mí cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả - Ảnh 2.

Tăng cường rau xanh là cách để giảm cân ở tuổi dậy thì - Ảnh Internet.

Do chứa nhiều chất xơ và nước, rau xanh khiến trẻ tăng cảm giác no, giảm nguy cơ ăn quá nhiều, từ đó giúp trẻ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

- Thịt trắng và cá: Đây là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao, lượng calo thấp, tiêu thụ những thực phẩm này có khả năng giúp no lâu. Bên cạnh đó, bổ sung loại thịt trắng và cá giúp trẻ phát triển hệ cơ bắp mà không sợ thừa cân, béo phì.

- Chất béo lành mạnh: Phụ huynh nên tăng cường bổ sung cho trẻ những loại chất béo lành mạnh được tìm thấy ở dầu oliu, cá hồi, cá trích, cá basa...

- Tinh bột khó chuyển hóa: Những loại tinh bột khó chuyển hóa như khoai tây, khoai lang, yến mạch... có tác dụng giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn, điều này khiến trẻ ít bị đói bụng hơn, từ đó giúp trẻ giảm cân an toàn.

3.1.2. Những thực phẩm không nên ăn

- Đồ uống có đường: Một trong những cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn hiệu quả nhất là cắt giảm đồ uống có đường như nước ngọt, nước tăng lực, trà ngọt và đồ uống trái cây chứa nhiều đường.

Các nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân ở thanh thiếu niên và cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Vì thế, đồ uống có đường là thực phẩm trẻ cần tránh xa.

- Đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh: Đây là những thực phẩm trẻ cần tránh xa nếu trẻ đang bị béo phì, thừa cân ở độ tuổi dậy thì. Chúng không những làm tăng cân ở trẻ mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.

3.2. Tăng cường các hoạt động thể chất

Để giảm cân ở độ tuổi này, trẻ chỉ cần chú ý ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn để loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ cần tăng cường hoạt động tổng thể hàng ngày để tăng khối lượng cơ, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn.

Bật mí cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả - Ảnh 4.

Hoạt động thể chất là một trong những cách để giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả cao - Ảnh Internet

Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao mà trẻ yêu thích và phù hợp với trẻ như đi bộ đường dài, đạp xe, bóng đá, yoga, bơi lội, khiêu vũ... Ngoài ra, trẻ cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội để tăng mức độ hoạt động.

3.3. Giảm cân ở tuổi dậy thì bằng cách ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ. Theo các thống kê, những người không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.

Trong khi đó, trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng từ 9–10 giờ mỗi ngày để cơ thể tăng trưởng tốt nhất và hạn chế nguy cơ tăng cân.

Vì thế, cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả là cha mẹ cần tạo thói quen cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm và ngủ đúng giờ.

3.4. Uống đủ nước là cách để giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả

Trên thực tế, cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Vì thế, uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày có tác dụng tăng cường trao đổi chất, giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày, trẻ ở tuổi dậy thì nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước. Tuy nhiên, cần lưu ý là trẻ chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả, tránh uống nước ngọt, đồ uống có cồn như rượu bia.

Bật mí cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả - Ảnh 3.

Uống đủ nước giúp trẻ ở độ tuổi dậy thì giảm cân an toàn và hiệu quả - Ảnh Internet.

3.5. Những sai lầm khi giảm cân ở độ tuổi dậy thì

Trong quá trình giảm cân, trẻ không nên cố gắng giảm nhiều và nhanh hay áp dụng các phương pháp giảm cân tiêu cực vì điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm phụ huynh cần lưu ý:

- Nhịn ăn để giảm cân: Nhịn ăn không những không mang lại hiệu quả giảm cân mà còn gây phản tác dụng vì khi bỏ bữa, cơ thể trẻ sẽ cảm thấy đói quá mức, dẫn tới ăn nhiều hơn. Không những vậy, bỏ bữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, hay cáu gắt, uể oải...

- Ăn kiêng hà khắc: Thực hiện chế độ ăn kiêng hà khắc, loại bỏ hoàn toàn 1 nhóm thực phẩm nào đó có thể khiến cơ thể bị thiếu chất, thiếu điều kiện để phát triển chiều cao tốt nhất.

- Uống thuốc giảm cân: Cha mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc giảm cân cho trẻ ở tuổi dậy thì vì các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ khôn mong muốn.

- Luyện tập thể dục quá sức: Ép cơ thể luyện tập quá sức sẽ ảnh hưởng nhiều tới thể chất, tinh thần, thậm chí còn khiến trẻ bị rối loạn ăn uống, tác động tiêu cực tới sức khỏe.

4. Gợi ý một số thực đơn giúp giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả, an toàn

4.1. Thực đơn Keto

Khi giảm cân ở tuổi dậy thì với thực đơn Keto, cha mẹ và trẻ cần chú ý đến việc cắt giảm tinh bột, bổ sung protein và chất béo có lợi để hạn chế tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Cách giảm cân bằng chế độ ăn Keto sẽ giúp tuyến tụy chuyển hóa chất béo thành năng lượng cho não.

Nguyên nhân gây béo phì ở tuổi dậy thì và cách giảm cân an toàn - Ảnh 6.

Cách giảm cân bằng chế độ ăn Keto sẽ giúp tuyến tụy chuyển hóa chất béo thành năng lượng cho não (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia cho biết, thông thường, thực đơn Keto tiêu chuẩn cần đảm bảo 0% protein, 75% chất béo và 5% carbohydrate.

Cha mẹ và trẻ có thể tham khảo mẫu thực đơn dưới đây:

- Bữa sáng: 2 quả trứng luộc hay tráng, 2 lát thịt.

- Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, ức gà luộc, bắp cải, 2 thìa cà phê dầu mè.

- Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, thịt bò hấp, súp rau bina, nấm luộc.

4.2. Thực đơn Low–carb

Trong chế độ ăn này, bên cạnh việc duy trì hàm lượng protein, chất béo và tăng chất xơ cho cơ thể, sẽ cắt giảm bớt những loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột.

Phụ huynh và trẻ cần lưu ý chế độ ăn kiêng Low-carb không nên áp dụng cho những người tập thể dục thường xuyên hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số gợi ý mẫu thực đơn giảm cân low-carb có thể tham khảo:

- Bữa sáng: 1 quả trứng luộc, 1 miếng thịt xông khói, 1 cốc sữa đậu nành.

- Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, tôm xào ớt xanh và 1 đĩa rau luộc.

- Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, cá chép hấp, canh sườn hầm hạt sen.

4.3. Thực đơn giảm cân Địa Trung Hải

Thực đơn giảm cân Địa Trung Hải chú trọng ăn nhiều rau, hải sản, dầu thực vật. Đồng thời, giảm lượng muối tiêu thụ. Áp dụng thực đơn giảm cân này sẽ giúp trẻ ở tuổi dậy thì thay đổi khẩu vị và tìm cảm giác mới lạ trong mỗi bữa ăn.

Cùng tham khảo mẫu thực đơn gợi ý cho 1 ngày dưới đây:

- Bữa sáng: Cháo yến mạch nấu trứng cùng với nho khô.

- Bữa trưa: Bánh mì nguyên cám, cá mòi sốt cà và salad cùng đậu trắng.

- Bữa tối : Cơm gạo lứt ăn cùng thịt cừu nướng và các loại rau củ hấp.

Ở bất cứ độ tuổi nào, thừa cân béo phì cũng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý. Do vậy, cách để giảm cân ở tuổi dậy thì là tích cực thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập thể thao. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm