Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng tiểu rắt vào mùa hè

Vân Anh
26/05/2023 - 14:46
Tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vào mùa hè, nhiều người bị tiểu rắt thường do viêm đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang.

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu không nhiều, đôi khi là rất ít. Đây là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khoẻ, có thể không đáng lo ngại nhưng một vài trường hợp nên cẩn trọng.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt

Đi tiểu là một quá trình phức tạp liên quan đến các hệ thống cơ thể khác nhau. Điều này có nghĩa là một số yếu tố có thể gây ra vấn đề với quá trình cơ thể này.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, bao gồm các vấn đề về thận hoặc niệu quản, các vấn đề về bàng quang tiết niệu, bệnh tiểu đường và các vấn đề về tuyến tiền liệt, cụ thể:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu, phổ biến ở phụ nữ

- Hội chứng bàng quang tăng hoạt

- Viêm niệu đại

- Viêm bàng quang kẽ, một loại viêm thành bàng quang

- Sỏi tiết niệu

- Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt

- Viêm tuyến tiền liệt, một tình trạng viêm thường do nhiễm vi khuẩn ung thư tuyến tiền liệt

- Thai kỳ

- Có khối u ở vùng xương chậu hoặc u bàng quang

- Ảnh hưởng của thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu

- Xạ trị

- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

- Các vấn đề về thần kinh

Ngoài ra, những người uống nhiều rượu hoặc hoặc đồ uống chứa caffein cũng dễ gặp tình trạng tiểu rắt.

2. Triệu chứng liên quan đến tình trạng tiểu rắt

Các triệu chứng kèm theo khi bị tiểu rắt sẽ phụ thuộc và nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn:

- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài việc đi tiểu nhiều lần, người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như tiểu buốt hoặc đau rát, nước tiểu ít, đau bụng dưới, có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

- Bị hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB): Người bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu đêm. Nếu bị OAB, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc đau khi đi tiểu.

- Các tình trạng ảnh hưởng đến bàng quang hoặc tuyến tiền liệt cũng có thể dẫn đến các triệu chứng tiết niệu khác ngoài tiểu rắt, chẳng hạn như tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Rối loạn chức năng sàn chậu cũng có thể gây ra tiểu buốt.

- Những người mắc bệnh tiểu đường có thể thấy rằng nước tiểu của họ có màu đục hoặc có mùi ngọt.

Nhìn chung, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt, mọi người nên đến bệnh viện để được xét nghiệm và kiểm tra.

Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng tiểu rắt vào mùa hè - Ảnh 2.

Tuỳ vào nguyên nhân mà tiểu rắt còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu ra máu, ... (Ảnh: Internet)

3. Tiểu rắt có nguy hiểm không?

Mặc dù nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt không nghiêm trọng nhưng một số nguyên nhân có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

- Gây mất nước cho cơ thể

- Nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết, ...

4. Cách điều trị tình trạng tiểu rắt

Để điều trị tình trạng tiểu rắt thì cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn:

- Đối với những người bị viêm đường tiết niệu, có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung những thực phẩm có tính kháng khuẩn và mát cho cơ thể như tỏi, nam việt quất, trái cây và rau xanh, sắn dây, ...

- Quản lý bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc các tình trạng khác đang diễn ra.

- Áp dụng vật lý trị liệu sàn chậu nếu bạn đang bị tình trạng bàng quang hoạt động quá mức.

- Bài tập Kegel nếu bạn tiểu không tự chủ kèm theo nhu cầu đi ngoài thường xuyên.

Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng tiểu rắt vào mùa hè - Ảnh 3.

Điều trị tình trạng tiểu rắt cũng tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh (Ảnh: Internet)

5. Có thể phòng ngừa tình trạng tiểu rắt không?

Tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng một số biện pháp như:

- Tránh uống quá nhiều rượu hoặc đồ uống có chứa caffeine

- Uống đủ nước nhưng không nên uống nhiều nước trong thời gian ngắn hoặc vào ban đêm

- Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều lần.

- Bổ sung chất xơ hàng ngày để tránh tình trạng táo bón vì táo bón cũng có thể góp phần làm đi tiểu thường xuyên bằng cách gây áp lực lên bàng quang.

- Hoạt động thể chất thường xuyên

- Đối với nữ giới, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, theo chiều từ trước ra sau, không nên mặc đồ quá chật, ... để phòng ngừa viêm đường tiết niệu.

Nguồn: Medicalnewstoday.com
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm