Một em bé người Mỹ hỏi bố mình: “Nhà chúng ta có giàu không hả bố?”, người bố đã trả lời: “Bố giàu, nhưng con thì chưa. Sự giàu có của bố là do bố phấn đấu nỗ lực mà thành, sau này con cũng có thể giàu có nhờ sự nỗ lực của mình.”
Cũng câu hỏi như vậy, một người bố Trung Quốc đã trả lời con mình rằng: “Nhà mình rất nhiều tiền, sau này toàn bộ đều là của con”.
Câu trả lời của bố mẹ khác nhau thể hiện cách giáo dục con khác nhau, mà giáo dục khác nhau sẽ tạo nên con người khác nhau.
Câu trả lời của ông bố người Mỹ có thể giúp con mình hình thành giá trị quan và nhân sinh quan một cách đúng đắn, để con cố gắng trở thành một người có năng lực, sống bằng sức mình. Ngược lại, câu trả lời của ông bố Trung Quốc vô tình biến con mình trở thành người ỷ lại, tự mãn và không có ý chí phấn đấu.
Cho con nhiều tài sản vật chất hay không không quan trọng, điều quan trọng là mang lại cho trẻ tài sản về tinh thần - đó là thứ hữu ích cho trẻ trong suốt quãng đời sau này.