Nhà thiết kế lừng danh Nhật Bản Issey Miyake qua đời

PHAN
17/08/2022 - 18:56
Issey Miyake hiếm khi chia sẻ về phần ký ức tăm tối trong quá khứ. "Tôi thích nghĩ về những thứ có thể được sáng tạo hơn là bị phá hủy, những thứ mang lại vẻ đẹp và niềm vui".

Issey Miyake qua đời tại Tokyo ngày 5/8, hưởng thọ 84 tuổi. Ông là một trong những nhà thiết kế Nhật Bản đầu tiên tổ chức tuần lễ thời trang trình diễn tại Paris. 

Trang phục kiểu xếp ly của Issey Miyake cho phép người mặc di chuyển tự do, giúp ông vang danh trong làng thời trang toàn cầu vào những năm 1980.

Ngày 9/8, Miyake Design Studio thông báo Issey Miyake qua đời trong bệnh viện, nguyên nhân cái chết là do ung thư gan.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 1.

Issey Miyake.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 2.

Vượt qua ám ảnh quá khứ trở thành nhà thiết kế hàng đầu thế giới

Issey Miyake sinh ngày 22/4/1938 tại thành phố Hiroshima.

Bước ra ánh sáng từ ám ảnh quá khứ

Cheryl Jarratt đã viết trên tờ The Telegraph vào năm 2010 rằng: "Ông bước đi với tư thế khập khiễng" do hậu quả của vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố quê hương ông ở Hiroshima vào ngày 6/8/1945. Jarratt viết rằng Issey Miyake mắc hội chứng rối loạn xương tủy khi mới 10 tuổi và mẹ ông đã qua đời vì nhiễm chất độc phóng xạ.

“Tôi đã ở đó khi chỉ mới bảy tuổi. Nhắm mắt lại, tôi vẫn nhìn thấy một thứ mà bất kỳ ai cũng không nên trải qua: một thứ ánh sáng đỏ rực vụt lên, sau đó là đám mây đen khổng lồ, mọi người chạy tán loạn tìm kiếm lối thoát trong tuyệt vọng. Tôi còn nhớ tất cả”.

Issey Miyake hiếm khi chia sẻ về phần ký ức tăm tối trong quá khứ. “Tôi thích nghĩ về những thứ có thể được sáng tạo hơn là bị phá hủy, những thứ mang lại vẻ đẹp và niềm vui”, ông viết trong bài báo.

Issey Miyake tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Tama ở Tokyo năm 1963, chuyên ngành thiết kế, vì trường chưa mở đào tạo chuyên ngành thời trang.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 3.

Thời trẻ của Issey Miyake.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 4.

Một trong những bản vẽ tay đầu tiên của Issey Miyake khi đang học ở Pháp năm 1965.

Ngay từ khi còn là sinh viên, Miyake đã nhìn thấy sức mạnh kết hợp giữa thiết kế quần áo và công nghiệp, bị cuốn hút bởi ngành dệt truyền thống của Nhật Bản - ngành công nghiệp mà ông luôn ủng hộ trong suốt cuộc đời của mình.

Năm 1965, ông chuyển đến Paris làm trợ lý cho Guy La Roche và Givenchy. Nhưng ông không thoải mái với những khách hàng giàu có và sở thích của họ. Tại đây, ông đã chứng kiến các cuộc biểu tình của sinh viên vào tháng 5/1968. Kể từ giây phút đó, ông quyết định sẽ sáng tạo quần áo cho tất cả mọi người, không chỉ riêng giới thượng lưu.

Ông làm việc một thời gian ở New York trước khi thành lập Miyake Design Studio ở Tokyo vào năm 1970.

Là một người ủng hộ nữ quyền, Miyake thuê nhiều phụ nữ tài năng về thỏa sức vùng vẫy trong thế giới nghệ thuật. Một số người vẫn là thành viên chủ chốt trong đội ngũ thiết kế và sản xuất hiện tại. 

"Không xem mình là một nhà thiết kế thời trang"

Nhà thiết kế lừng danh Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 5.

Issey Miyake tại tuần lễ thời trang năm 1993.

Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1970, Miyake đã tương đối thờ ơ với các xu hướng đang thịnh hành lúc bấy giờ. Ông luôn xem công việc của mình là "may quần áo", chứ không phải là "thời trang". Ông thử nghiệm nhiều chất liệu và cấu trúc khác nhau, từ đó hình thành vô số sản phẩm may mặc, phụ kiện đầy sáng tạo.

Miyake nói với tạp chí Paris Voice vào năm 1998: “Bất cứ thứ gì ‘phổ biến’ đều nhanh chóng trở nên lỗi thời. Tôi không làm thời trang. Tôi may quần áo”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản vào năm 2015, Issey Miyake nói: “Tôi không muốn thiết kế những bộ quần áo chỉ dành cho người giàu. Tôi làm ra những chiếc quần jean và áo phông quen thuộc với nhiều người, dễ giặt, dễ sử dụng”.

Tuy nhiên, là một nhà thiết kế, ông có lẽ được biết đến nhiều nhất với phong cách kết hợp thời trang với công nghệ và nghệ thuật.

Năm 2000, Issey Miyake cho ra mắt bộ sưu tập nhằm mục đích đơn giản hóa việc may mặc, loại bỏ công đoạn cắt và may chất liệu: "Piece of Cloth".

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 7.

Trong khái niệm "Piece of Cloth" (A-POC) (tạm dịch: một mảnh vải) của ông, một sợi chỉ có thể được đưa vào máy dệt kim công nghiệp hoặc máy dệt kim được lập trình bằng máy tính. Máy móc có thể tạo ra một sản phẩm quần áo hoàn chỉnh chỉ trong 1 lần thao tác.

Chủ tịch Miyake Design Studio, Mirori Kitamura, nói với The Japan Times vào năm 2016 rằng: "Issey Miyake có mong muốn mạnh mẽ giải phóng cơ thể mình khỏi những ràng buộc của quần áo. Đây chính là khởi nguồn cho ý tưởng 'Piece of Cloth' (quần áo về cơ bản là một mảnh vải lủng lẳng). Dùng để che cơ thể, nhưng không trói buộc nó vào một hình dạng cố định. Ông mong muốn giải phóng cơ thể và có sự tự do chân chính. Không chỉ phụ nữ, mà còn giải phóng cơ thể của tất cả mọi người".

Di sản to lớn của ngành thời trang: "Quần áo phải mang lại sự tự do cho người mặc"

Mẫu thiết kế của Miyake có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, từ nhà máy (ông từng thiết kế đồng phục cho công nhân tại hãng điện tử hàng đầu Sony của Nhật) cho đến những buổi tiệc dạ hội.

Issey Miyake đưa ra những ý tưởng thời trang táo bạo, tạo nên làn sóng mới tiên phong ngay từ đầu trong sự nghiệp của mình. Ông đã có những hợp tác lớn với các nhiếp ảnh gia và kiến trúc sư nổi tiếng thế giới. Các thiết kế của ông đã được xuất hiện trên trang bìa của Artforum vào năm 1982, điều chưa từng có đối với một nhà thiết kế thời trang vào thời điểm đó, và còn nằm trong bộ sưu tập dài hạn của MoMA New York.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 8.

Tại Nhật Bản, Issey Miyake được công nhận rộng rãi vì đã tạo ra một thương hiệu toàn cầu, góp phần đưa Nhật Bản trở thành cường quốc quốc tế về thời trang và văn hóa đại chúng. Năm 2010, ông nhận được Huân chương Văn hóa cao quý nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực nghệ thuật.

Là một trong những nhà thiết kế Nhật Bản đầu tiên tổ chức buổi trình diễn thời trang tại Paris, Issey Miyake là một phần của nhóm các nhà thiết kế mang tính cách mạng đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới, cuối cùng đã mở ra cánh cửa cho những người cùng thời như hai nhà thiết kế nổi tiếng Yohji Yamamoto và Rei Kawakubo.

“Pleats Please” - những nếp gấp nghệ thuật

Issey Miyake có lẽ được biết đến nhiều nhất với các nếp gấp siêu nhỏ. Đây là ý tưởng thiết kế mà ông bắt đầu thử nghiệm vào khoảng năm 1988 nhưng gần đây mới trở nên phổ biến với thế hệ người tiêu dùng trẻ hơn. 

Nhà thiết kế lừng danh Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 10.

Điều này được thúc đẩy bởi triết lý thời trang của Issey Miyake, như ông đã nói trong cuốn sách “Pleats Please” (xuất bản năm 2012, được biên tập bởi trợ lý Mirori Kitamura): "Quần áo phải mang lại sự tự do cho người mặc".

Được phát hành vào năm 1993, bộ sưu tập Pleats Please của Issey Miyake được làm từ sợi polyester gần như không trọng lượng, có các nếp gấp dọc giống đàn Accordion (phong cầm), mặc lên người vô cùng thoải mái. 

Thiết kế này đã trở thành thương hiệu của Issey Miyake. Quần áo của Pleats Please mang lại cảm giác không bị gò bó. Miyake cho rằng đây chính là cảm giác tự do tự tại do cảm xúc và sự sáng tạo mang lại.

Hầu hết các mẫu quần áo của Pleats Please đều không có nút hay khóa kéo. Không có cổ tay áo bó sát, cũng không có vòng eo được thiết kế cố định. Chúng mượt mà trượt trên cơ thể, không quá xuyên thấu và chỉ là những mảnh vải được may đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Cổ áo không quá sâu và lộ liễu. Miyake thường sử dụng các màu sắc đơn giản: xanh lam, xanh lá, đỏ thẫm - hoặc các loại vải có in hoa hoặc họa tiết trắng đen.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 11.

Thông qua hệ thống xử lý nhiệt đã được cấp bằng sáng chế của ông, những bộ quần áo này không bao giờ bị biến dạng: chúng sẽ không bị nhăn hoặc nhàu nát ngay cả khi cuộn thành quả bóng, xoắn thành nút và có thể giặt bằng máy.

Thiết kế Pleats Please đầu tiên được ra mắt vào năm 1991, khi Issey Miyake hợp tác với biên đạo múa William Forsyth cho buổi diễn tập vở ballet “The Loss of Small Detail”. Các vũ công nam mặc quần, sau đó chuyển sang mặc váy, còn vũ công nữ thì không. Khoác lên mình trang phục nếp gấp của Issey Miyake, các vũ công có thể tự do nhảy múa, xoay tròn và tung bay, mà không cần lo lắng đến vấn đề bất tiện trong trang phục.

Sự sáng tạo không bị giới hạn bởi "những nếp gấp"

Chiếc túi Bao Bao của Issey Miyake được làm từ vải lưới và polyethylene hình tam giác nhỏ nhiều màu sắc, từ lâu đã trở thành phụ kiện được các ngành công nghiệp sáng tạo ưa chuộng. 

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 12.



Ông cũng thiết kế chiếc áo cổ lọ màu đen đã trở thành “phong cách thương hiệu” của người đồng sáng lập Apple - Steve Jobs.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 14.


Năm 1992, ông cho ra mắt L'eau d'Issey (L'eau d'Issey), một loại nước hoa dành cho phụ nữ với hương gỗ mùa xuân. 

Nước hoa được thiết kế bởi Jacques Cavalier, phần vỏ chai được thiết kế bởi Issey Miyake, Fabien Baron và Alain de Maures - hình nón thủy tinh ngược thanh mảnh tối giản với một quả cầu tròn trên nắp màu bạc. Nó được lấy cảm hứng từ khoảnh khắc Issey Miyake bắt gặp hình ảnh mặt trăng mọc trên tháp Eiffel vào một đêm ở Paris.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 16.


Miyake đã hợp tác với kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế sản phẩm Ron Arad để cho ra A-POC Trampoline, một mẫu ghế Ripple hình số tám vô cùng tinh tế. 

Năm 2006, mẫu ghế này được trưng bày tại hội chợ thường niên Triển lãm Thiết kế Salon Di động Milan.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 18.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 19.


Issey Miyake được biết đến là người coi trọng quyền riêng tư, khá kín tiếng trước truyền thông. Nhưng ông được biết đến là người trọng tình nghĩa, có mối quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp và cộng tác lâu năm, những người mà ông xem là quan trọng đối với thành công của mình. 

Ví dụ, Mirori Kitamura khởi nghiệp là một người mẫu thử quần áo trong studio của Issey Miyake, cả hai gắn bó gần 50 năm. Hiện Mirori Kitamura là chủ tịch studio thiết kế của Issey Miyake. 

Issey Miyake hợp tác với nhiếp ảnh gia thời trang Irving Penn cho ra đời hai cuốn album ảnh thời trang.

Issey Miyake qua đời, để lại di sản nghệ thuật to lớn, là người đã đưa thời trang Nhật Bản vươn tầm thế giới - Ảnh 21.

Issey Miyake và đội ngũ của Miyake Design Studio.

Studio của Miyake chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời, ông chưa bao giờ chùn bước trước tình yêu và sáng tạo”.

Issey Miyake nói với The Times vào năm 2014: “Tôi quan tâm nhất đến con người và hình thức của họ. Quần áo là thứ gần gũi nhất với tất cả mọi người”.

(Nguồn: Nytimes, Thepaper)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm