Hiện tượng lạ trong làng xuất bản
Anh Khang vừa cho ra mắt tập truyện ngắn “Trời vẫn còn xanh Em vẫn còn Anh”. Ngay lập tức, cuốn sách của tác giả trẻ này đã trở thành best-seller trong Hội sách Hải Châu mới diễn ra tại Đà Nẵng.
Không ai ngạc nhiên về điều này, có khi thậm chí cả tác giả. Làm sao mà phải ngạc nhiên, khi cây viết này cứ mỗi năm đều đặn ra cuốn sách nào, thì giới trẻ như “lên đồng” với cuốn sách đó.
Từ cuốn sách đầu tiên trình làng “Ngày trôi về phía cũ” (Tản văn, 2012) ngay lập tức làm rúng động giới làm xuất bản, đến “Đường hai ngả, người thương thành lạ” (Tập truyện ngắn, 2013); “Buồn làm sao buông” (Tản văn, 2014); “ Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và… Em” (Du ký, 2015); “Thương mấy cũng là người dưng” (Tản văn, 2016) và mới đây là “Trời vẫn còn xanh Em vẫn còn Anh” (Truyện ngắn, 2017)
Không ai ngạc nhiên về điều này, có khi thậm chí cả tác giả. Làm sao mà phải ngạc nhiên, khi cây viết này cứ mỗi năm đều đặn ra cuốn sách nào, thì giới trẻ như “lên đồng” với cuốn sách đó.
Nhà văn Anh Khang một hiện tượng lạ trong làng xuất bản |
Kể về cái duyên để đến với nghề viết chuyên nghiệp, Anh Khang cho biết, thời gian đầu cậu chỉ viết những dòng tản mạn trên mạng xã hội.
Cứ từ từ, rồi nhiều người theo dõi. Nhỏ bạn thân nói: “Khang ơi, cứ mỗi lần muốn đọc thì lại phải mở Facebook ra kiếm. Giờ Khang tập hợp lại đi, mình sẽ đưa thử sang Nhà xuất bản coi sao”. Thời điểm ấy, Anh Khang đang là 1 phóng viên trong tờ báo chuyên về kinh tế tại Sài Gòn.
Cứ từ từ, rồi nhiều người theo dõi. Nhỏ bạn thân nói: “Khang ơi, cứ mỗi lần muốn đọc thì lại phải mở Facebook ra kiếm. Giờ Khang tập hợp lại đi, mình sẽ đưa thử sang Nhà xuất bản coi sao”. Thời điểm ấy, Anh Khang đang là 1 phóng viên trong tờ báo chuyên về kinh tế tại Sài Gòn.
Một thời gian sau, BTV Ngô Hạnh của Công ty sách Phương Nam liên lạc lại. Ngô Hạnh vốn là 1 cây bút chuyên sáng tác thơ văn về Sài Gòn, sau này chuyển qua làm biên kịch, nên thẩm văn rất tốt. Cô trao đổi với Anh Khang: “Bản thảo viết tốt lắm, sẽ in được”. Tuy nhiên, “Khang đừng buồn nhé, thông thường tản văn ít người mua lắm!”.
Tác phẩm mới của nhà văn Anh Khang |
Vậy là cuốn đầu tiên, “Ngày trôi về phía cũ”, ra mắt độc giả vào năm 2012. Bữa ra mắt tại nhà sách Phương Nam nằm trong tòa nhà Vincom, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi vài trăm cuốn sách được mang ra trưng bày đã bán hết sạch. 1 tuần sau đó, tác giả trẻ vui sướng vô cùng khi nhận được tin tác phẩm của mình đã chính thức được tái bản.
Bắt đầu từ ngày đó, Anh Khang chính thức đi theo sự chuyên nghiệp trong nghề viết.
Chạm vào cảm xúc
Anh Khang là anh chàng hiếm hoi theo học chuyên Văn tại trường chuyên Lê Hồng Phong nổi tiếng của Sài Gòn. Ngày còn đi học phổ thông, Khang luôn cố gắng học tốt môn chuyên của mình để làm vui lòng ba má. Những giải thi Học sinh giỏi quốc gia, những kỳ thi Olympic, Anh Khang đều góp mặt và là niềm tự hào của gia đình.
Song, việc viết văn có lẽ sẽ không tới nếu như không có nhiều cơ duyên kết nối. Vào năm 2010, ba má và cậu em trai sang Mỹ định cư, chỉ có mình Anh Khang sống cùng bà nội, nên cảm thấy vô cùng chống chếnh.
“Thời gian đó, tôi không biết bám víu vào đâu, nên hàng ngày ngồi viết. Viết nhiều lắm, những chi tiết đã quan sát trước đó, được phát triển thành cảm xúc. Cứ buổi tối sau khi đi làm về, là tôi ngồi vào bàn để viết. Những tản văn dài là cảm xúc chân thật. Có câu nói đã cũ lắm rồi, hơi sến nữa, nhưng tôi vẫn thấy đúng: Chỉ có những gì từ trái tim mới tới được trái tim. Làm gì có ai thương vay khóc mướn mãi được. Sự đồng điệu cần đến từ hai phía. Tôi và độc giả của mình đã cùng trao và đã cùng nhận”, cây bút “triệu bản” chia sẻ.
Anh Khang là anh chàng hiếm hoi theo học chuyên Văn tại trường chuyên Lê Hồng Phong nổi tiếng của Sài Gòn |
Song, dù cảm xúc bay bổng cỡ nào, thì Anh Khang cũng vẫn cân bằng tốt giữa cảm xúc và lý tính. Là người quan sát giỏi, đôi khi chỉ 1 chi tiết nhỏ cũng khiến tác giả trẻ này phát triển lên tứ rất hay trong tản văn của mình. Trong cuốn sách đầu tay “Ngày trôi về phía cũ”, Anh Khang nhớ nhất về tản văn “Tiramisu có ngọt không em”. Thời ấy, Khang quen 1 người bạn.
Vì chẳng đủ tiền nên khi vào quán cà phê, 2 đứa kêu chung chiếc bánh Tiramisu. Sau này, chuyện tình cảm tan vỡ, Khang vẫn thường vô quán ngồi một mình, vẫn kêu Tiramisu kèm thêm 2 chiếc nĩa. Chẳng để làm gì, chỉ để nhớ thôi. Có lần thấy đôi bạn ngồi bàn bên cạnh kêu Tiramisu, tự nhiên cảm xúc ùa tới.
Đêm ấy về nhà, Anh Khang ngồi viết “Tiramisu có ngọt không em?”. Với nền câu chuyện thời xưa ở nước Ý, món bánh Tiramisu được làm từ bánh mỳ vụn và cà phê cũ của gia đình cặp vợ chồng nghèo. Cô vợ đã cố gắng gửi nhiều tình cảm của mình vào món bánh, trước khi tiễn chồng đi xa, với thông điệp: Hãy về với em, anh nhé!
Vì chẳng đủ tiền nên khi vào quán cà phê, 2 đứa kêu chung chiếc bánh Tiramisu. Sau này, chuyện tình cảm tan vỡ, Khang vẫn thường vô quán ngồi một mình, vẫn kêu Tiramisu kèm thêm 2 chiếc nĩa. Chẳng để làm gì, chỉ để nhớ thôi. Có lần thấy đôi bạn ngồi bàn bên cạnh kêu Tiramisu, tự nhiên cảm xúc ùa tới.
Những lời Anh Khang dành tặng độc giả |
Anh Khang bộc bạch, tới tận thời khắc này, khi đã có trong tay khá nhiều tác phẩm rồi, nhưng cậu vẫn phải chờ cảm hứng mới viết được. “Tôi mừng lắm khi cảm xúc của mình đã chạm được với cảm xúc của rất nhiều người. Bánh mỳ và hoa hồng đâu có ở đâu xa, chỉ là sự gần gũi hàng ngày thôi mà.
Đôi khi với đúng người của mình, thì chỉ cần được ngồi bên nhau uống ly trà, ăn miếng bánh, là tất cả thiên đường rồi!”. Điều thú vị nhất là, Anh Khang cũng đã tự sáng tác nhạc theo 3 tựa tản văn của mình.
Các bài hát được giới trẻ tặng nhau trong tình yêu trong sáng và nhiệt huyết của họ. “Ngày trôi về phía cũ” do Anh Khang và Hamlet Trương thể hiện; “Buồn làm sao buông” do ca sĩ Quốc Thiên trình bày và “Thương mấy cũng là người dưng” trở thành bài “hit” của Noo Phước Thịnh. Văn chương và âm nhạc của Anh Khang gần gũi, ngọt ngào và đúng lứa tuổi. Vì vậy mà độc giả của cậu đã cùng lớn lên theo, trưởng thành theo các sáng tác đó.
Đôi khi với đúng người của mình, thì chỉ cần được ngồi bên nhau uống ly trà, ăn miếng bánh, là tất cả thiên đường rồi!”. Điều thú vị nhất là, Anh Khang cũng đã tự sáng tác nhạc theo 3 tựa tản văn của mình.
Các bài hát được giới trẻ tặng nhau trong tình yêu trong sáng và nhiệt huyết của họ. “Ngày trôi về phía cũ” do Anh Khang và Hamlet Trương thể hiện; “Buồn làm sao buông” do ca sĩ Quốc Thiên trình bày và “Thương mấy cũng là người dưng” trở thành bài “hit” của Noo Phước Thịnh. Văn chương và âm nhạc của Anh Khang gần gũi, ngọt ngào và đúng lứa tuổi. Vì vậy mà độc giả của cậu đã cùng lớn lên theo, trưởng thành theo các sáng tác đó.
Nỗi buồn đúng tuổi
Viết tự do không có nơi nào ép về tiến độ nhưng Anh Khang cho biết, deadline vô hình mà mạnh mẽ nhất lại đến từ độc giả. Cứ vài tháng, bạn đọc lại hỏi, Khang ơi bao giờ ra sách mới?
Nhớ năm ngoái, khi cậu ký sách tặng bạn đọc tại Hội sách Sài Gòn, dòng người đứng xếp hàng để lấy được chữ ký của tác giả “Thương mấy cũng là người dưng” rất dài. Anh Khang bữa ấy ký tặng tới 1h sáng hôm sau. Trong dòng người ấy, có cặp đôi đến từ Long An. Đôi bạn trẻ vì nhà ở xa, nên đã không thể chờ được. Anh bạn trai đã đưa cô bạn gái của mình quay trở về Long An, rồi một mình âm thầm quay lại Hội sách để xin chữ ký.
Trời đã khuya lắm rồi, nhưng có được chữ ký trên cuốn sách, anh chàng này chạy về Long An và để cuốn sách ấy trên đầu giường tặng bạn gái. Sáng hôm sau, cô gái thức dậy và cảm thấy cực kỳ hạnh phúc bởi món quà từ sự yêu thương của người yêu.
Trời đã khuya lắm rồi, nhưng có được chữ ký trên cuốn sách, anh chàng này chạy về Long An và để cuốn sách ấy trên đầu giường tặng bạn gái. Sáng hôm sau, cô gái thức dậy và cảm thấy cực kỳ hạnh phúc bởi món quà từ sự yêu thương của người yêu.
Mới đây, khi Anh Khang ký tặng bạn đọc cuốn sách mới “Trời vẫn còn xanh Em vẫn còn Anh” thì lại nhận ra gương mặt quen: anh chàng ở Long An cũng xếp hàng xin chữ ký. Chỉ có điều, anh kể rằng mình và bạn gái đã chia tay rồi. Anh vẫn muốn mua cuốn sách của Anh Khang để đọc, và để nhớ về mối tình đã không còn nữa!
Hiện nay, ngoài việc viết văn, Anh Khang còn dẫn chương trình talk show “Cà phê cuối tuần” và “ Không gian sống” của Đài Truyền hình TPHCM. Dù vậy, nam tác giả trẻ “triệu bản” muốn giữ mãi tình yêu hoàn toàn dành cho văn chương.
Những buổi chiều viết văn trong quán cà phê yên tĩnh giữa lòng Sài Gòn sôi động, những ngày đi các tỉnh giao lưu và ký sách dành tặng cho bạn đọc, những chi tiết của bản thân và mọi người được nuôi dưỡng, nâng lên thành cảm xúc - một Anh Khang thật trong sáng, giản dị và không kém phần ngọt ngào.
Những buổi chiều viết văn trong quán cà phê yên tĩnh giữa lòng Sài Gòn sôi động, những ngày đi các tỉnh giao lưu và ký sách dành tặng cho bạn đọc, những chi tiết của bản thân và mọi người được nuôi dưỡng, nâng lên thành cảm xúc - một Anh Khang thật trong sáng, giản dị và không kém phần ngọt ngào.
Chỉ cần đọc các tựa sách của Anh Khang, người đang yêu và đã yêu cũng có thể thấy tan chảy rồi! Thương lắm!