Nhân rộng phòng xử thân thiện với trẻ em phạm tội

20/09/2016 - 22:05
Đó là khẳng định của đại diện TAND Tối cao khi đề cập đến vấn đề này. Dự kiến sau tháng 11/2016 sẽ tiến hành thí điểm mô hình tòa gia đình và người chưa thành niên tại những địa phương nổi cộm về vấn đề trẻ em phạm tội.
Sáng nay, 20/9, Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND TC) đã tổ chức họp báo về tình hình hoạt động của ngành tòa án trong 10 tháng đầu năm 2016. Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND, chủ trì buổi họp báo. 

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều phóng viên báo chí đó là việc thí điểm thực hiện tòa gia đình và người chưa thành niên. Liên quan đến việc này, đại diện TAND Tối cao cho biết, tại Điểm 45 Luật Tổ chức tòa án có quy định trong cơ cấu tổ chức TAND cấp tỉnh cần có tòa gia đình và người chưa thành niên và ở tòa cấp huyện có thể có tòa chuyên trách này.
toa-an-2.jpg
 Tòa án NDTC vừa có thông báo về kết quả hoạt động của ngành trong 10 tháng đầu năm 2016.
“Tòa gia đình và trẻ vị thành niên được thành lập với mục tiêu giải quyết tốt các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ gia đình. Bởi lẽ, những tranh chấp phát sinh từ gia đình được giải quyết tốt thì sẽ góp phần ổn định xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững. Khi các mối quan hệ gia đình được củng cố, được duy trì, phát triển thì góp phần phục vụ công tác giáo dục bảo vệ trẻ em cũng như xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND Tối cao khẳng định.

Cho đến nay, tòa gia đình dành và người chưa thành niên mới được tổ chức thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh. Vừa rồi, phiên tòa hình sự đầu tiên mà tòa này tổ chức xét xử 2 trẻ vị thành niên phạm tội cướp bành mỳ mà dư luận vừa xôn xao. Trong phiên xét xử đó, có thể dễ dàng thấy được bên trong phòng xét xử kiểm sát, luật sư, thư ký có vị trí ngồi khác so với phiên tòa bình thường. Các bị cáo được ngồi cạnh cha mẹ mình, được ngồi cùng với luật sư.

“Với cách bố trí phòng xử án như vậy chúng tôi gọi đó là phòng xử án thân thiện, điều đó sẽ có những tác động tâm lý tốt, giúp người chưa thành niên không cảm thấy hoảng sợ ngược lại có thể bình tĩnh, lắng nghe, nhận biết những lỗi lầm của mình. Qua đó, khi họ hiểu được hành vi họ gây ra hậu quả cho xã hội có lẽ tự thân họ sẽ có những chuyển biến, tự cải tạo, nhận thức sai lầm của mình sẽ tốt hơn là đưa ra phòng xử án người lớn với cách làm mang tính chất áp đặt”, đại diện TAND Tối cao phân tích thêm.
1473918562-147391821115001-toa.jpg
Quang cảnh phiên tòa hình sự đầu tiên mà Tòa gia đình và người chưa thành niên (TAND TPHCM) tổ chức xét xử 2 trẻ vị thành niên phạm tội cướp bành mỳ ngày 15/9 cho thấy sự thân thiện hơn so với quang cảnh phiên tòa áp dụng với người lớn.
Trong thời gian tới, dự kiến đến tháng 11 sẽ báo cáo lãnh đạo Tòa tối cao tổ chức sơ kết bước đầu kết quả tòa gia đình và người chưa thành niên tại TP Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó sẽ đề xuất tiếp tục tổ chức tòa gia đình và người chưa thành niên tại các tòa án ở những địa phương khác theo nguyên tắc nơi nào có nhiều vụ lien quan đến trẻ em phạm tội thì sẽ tổ chức tòa chuyên trách.

Cũng trong buổi họp báo này, đại diện TAND Tối cao đã thông báo kết quả hoạt động 10 tháng qua của ngành tòa án như: 10 tháng đầu năm 2016 các Tòa án đã giải quyết 320.513 vụ án trong tổng số 418.374 vụ đã thụ lý, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 25.192 vụ. Các tòa án cũng thụ lý 7 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án; giải quyết dứt điểm 1 vụ. Lãnh đạo TANDTC cũng chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc còn lại trong đó có nhiều vụ oan sai từ nhiều năm trước nhưng gần đây mới phát hiện bị oan như vụ án của ông Huỳnh Văn Nén, ông Trần Văn Thêm. 

toa-an-1.jpg
Mẫu trang phục xét xử của Thẩm phán sẽ được thí điểm trong thời gian tới
Ngoài ra, dự kiến tháng 10/2016, ngành tòa án sẽ thí điểm bộ trang phục mới cho Thẩm phán. Theo đó, sẽ có 4 mẫu trang phục bao gồm: Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trang phục mới sẽ là áo dài, choàng tay.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm