Thứ hai, 07/4/2025
Có mâyHà Nội
21° - 25°C

Nhân viên hãng taxi “tố” bị chồng bạo hành: Người vợ phải sang nhà người thân “lánh nạn”

Nguyễn Long
03/09/2020 - 12:25
Nhân viên hãng taxi “tố” bị chồng bạo hành: Người vợ phải sang nhà người thân “lánh nạn”

Anh Thành cùng 2 đứa con.

Sau 1 tuần nằm viện, sức khỏe chị Điệp đã ổn định và được ra viện. Tuy nhiên, chị không về nhà mà sang nhà người thân ở nhờ.

Liên quan đến vụ chồng đánh vợ trọng thương phải nhập viện ở phường Đông Ngạc (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), ngày 3/9, trao đổi với Báo PNVN, chị Nguyễn Thị Điệp (33 tuổi, quê huyện Ý Yên, Nam Định) cho biết, chị đã ra viện và đi làm trở lại. Tuy nhiên, sau khi ra viện, chị không về nhà nữa mà sang nhà người thân để "lánh nạn".

"Sau khi ra viện, tôi về nhà đón đứa con út sang nhà người thân để ở. Tôi cũng đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc giúp tôi hoàn tất thủ tục ly hôn với anh Thành", chị Điệp nói.

Ngoài ra, chị Điệp đã làm đơn tố cáo về việc bị anh Thành đánh đập gây thương tích gửi lên Công an quận Bắc Từ Liêm, VKSND quận Bắc Từ Liêm, yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh người chồng từng đầu ấp tay gối suốt 10 năm qua.

Chị Điệp cho biết, từ khi bị chồng đánh, tinh thần chị bị hoảng loạn, nhiều đêm nằm ngủ vẫn mơ thấy bị chồng đánh. "Khi quyết định cưới nhau, không ai nghĩ đến sẽ có ngày hôm nay, mặc dù rất đau lòng vì thương các con, nhưng tôi không thể chung sống với người đàn ông suốt ngày cờ bạc, sau đó về nhà đánh vợ", chị Điệp nói.

Anh Trần Tuấn Thành (chồng chị Điệp) cũng thừa nhận việc mình đánh vợ là sai và anh chấp nhận chịu tội trước pháp luật. 

"Nếu chị Điệp đã kiên quyết như vậy thì tôi cũng đồng ý, để cho chị ấy có một cuộc sống hạnh phúc. Còn 2 bố con tôi có rau ăn rau có cháo ăn cháo, nương tựa vào nhau mà sống", anh Thành nói.

Nhân viên hãng taxi “tố” bị chồng bạo hành: Người vợ phải sang nhà người thân “lánh nạn” - Ảnh 1.

Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc

Như Báo PNVN đã phản ánh, tối 22/8, khi chị Điệp đi làm về thì hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Người chồng là anh Trần Tuấn Thành (SN 1987, phường Đông Ngạc, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã đánh chị Điệp khiến chị này bầm tím mặt mũi phải nhập viện điều trị.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Công an phường Đông Ngạc đã lập biên bản, lấy lời khai của các bên và chuyển lên Công an quận Bắc Từ Liêm.

Theo chị Điệp, năm 2014, gia đình nhà anh Thành gặp biến cố phải bán nhà, đất đi để trả nợ. Hai anh chị mua mảnh đất khác tại phố Đông Ngạc 1 để sinh sống. Tiếp đó, năm 2017 lại phải bán đi để trả nợ. Sau khi bán đất, 2 anh chị mua một căn hộ nhỏ tại chung cư mini thuộc tổ dân phố Đông Ngạc 3 năm 2018, căn nhà đứng tên chị Nguyễn Thị Điệp.

Trong năm 2018, anh Thành cũng đã có 1 lần bỏ nhà đi 3 tháng, theo lời chị Điệp là anh đi trốn nợ. Đầu năm 2019, giữa hai vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn tình cảm. Chị Điệp đề nghị được ly hôn, nhưng anh Thành không đồng ý. Từ đó đến nay đã có 5, 6 lần anh Thành sử dụng bạo lực với chị, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Tháng 4/2020, sau nhiều lần mâu thuẫn chị Điệp đưa con đến nhà chị gái ở 4 tháng, nhưng vì nhiều chuyện gia đình chị Điệp lại đưa con về nhà sinh sống.

Chị Điệp và anh Thành kết hôn năm 2010, anh chị có 2 người con trai (SN 2011 và 2015). Chị Điệp là nhân viên điều hành của hãng taxi Anpha.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
K
Không tên hỏi làm gì ? 23:09 03/09/2020
Ko có lửa ko có khói ,nói hay làm phải suy nghĩ xong hay nói ra
Trả lời
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm